Danh mục

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 phải từ lúc còn bé

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.30 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lúc nhỏ bé nên được làm quen với các chữ số thông qua trò chơi, hàng ngày cha mẹ nên đọc truyện cho con nghe...sẽ giúp trẻ hình thành thói quen học hỏi sớm, không bị bỡ ngỡ khi vào lớp 1. Cách dạy chữ cái cho trẻ Dạy trẻ học viết trước khi vào lớp một là sai lầm Theo chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy, vài năm gần đây, các phụ huynh khá vất vả với việc chuẩn bị cho con vào lớp một. Nhiều người gửi thư đến trung tâm nhờ tư vấn về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn bị cho con vào lớp 1 phải từ lúc còn béChuẩn bị cho con vào lớp 1 phải từ lúc còn béLúc nhỏ bé nên được làm quen với các chữ số thông qua trò chơi, hàng ngày chamẹ nên đọc truyện cho con nghe...sẽ giúp trẻ hình thành thói quen học hỏi sớm,không bị bỡ ngỡ khi vào lớp 1.Cách dạy chữ cái cho trẻDạy trẻ học viết trước khi vào lớp một là sai lầmTheo chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy, vài năm gần đây, các phụhuynh khá vất vả với việc chuẩn bị cho con vào lớp một. Nhiều người gửi thư đếntrung tâm nhờ tư vấn về việc chuẩn bị cho con bước vào lớp một như thế nào, hoặcbăn khoăn có nên cho bé đi học chữ trước không... Chơi trò vẽ, tô màu là một cách luyện viết cho trẻ. Ảnh: Thi Trân.Bà Thúy cho rằng, những nỗi lo như trên là chính đáng bởi bất kỳ người cha, ngườimẹ nào cũng mong con mình học giỏi, đạt điểm cao. Tuy nhiên theo bà, điều đókhông có nghĩa là bắt ép trẻ phải học ngày đêm, nhồi nhét chữ cho thật nhiều để rồicác em đánh mất niềm vui tuổi thơ hồn nhiên của mình. Có rất nhiều lý do dẫn đếnthái độ lo lắng của phụ huynh, song xét sâu xa chính là họ không chú ý dạy con từthuở còn thơ nên việc chuẩn bị vào lớp một gây áp lực, vất vả cho các bé và chochính phụ huynh.Tôi không muốn đánh mất tuổi thơ của con nên không cho con học trước. Chỉ vàituần trước khi vào lớp một, tôi mới cho con đi học hè làm quen với trường học.Trong một tháng hè, các trường tiểu học thường tập trung các bé để tập các bé cáchhọc, tập làm quen trường lớp trước khi vào năm học mới, bà Thúy cho biết.Chia sẻ kinh nghiệm giúp con trẻ ham thích học hỏi từ khi còn trong bụng mẹ, vịchuyên viên tham vấn tâm lý gợi ý với phụ huynh một số vấn đề sau:- Chú trọng thai giáo, tức là dạy con từ trong bào thai. Thậm chí khi chuẩn bị cócon tôi cũng rất cẩn thận: hai vợ chồng chú ý giữ sức khỏe thật tốt, đi kiểm tra sứckhỏe trước khi lấy nhau, tình cảm giao hòa. Con chúng ta có tố chất thông minhhay không phần lớn được quyết định vào thời điểm thụ thai và chín tháng 10 ngàyđược thai giáo trong bụng mẹ, bà Thúy nói.- Cho con làm quen với các chữ, số, các khái niệm toán học (to, nhỏ, cao thấp…)ngay từ khi con được một tuổi thông qua các trò chơi.- Cha mẹ nên đọc sách cho con nghe từ bé (khoảng một tuổi rưỡi) và duy trì thóiquen này hàng ngày. Nên chọn câu chuyện phù hợp độ tuổi để đọc cho con, vừađọc vừa chỉ từng chữ cho con nhìn theo tay của cha (hoặc mẹ). Vợ chồng thayphiên nhau đọc nếu một trong hai người bận việc. Đến khi con biết đọc, nênkhuyến khích con đọc cho cha mẹ nghe. Chữ nào khó, phụ huynh hướng dẫn chocháu. Việc này giúp con có vốn từ ngữ phong phú, khả năng nghe tốt và nhận biếtchữ cái sớm.- Chuẩn bị tâm lý cho con trước khi đi học. Cần cho trẻ cảm nhận rằng đi học làniềm vui, con chỉ cần phấn đấu không để điểm kém (dưới 5 điểm) là được; khônggây áp lực phải đạt điểm 9, 10. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con nói về mục tiêucủa mình, lớn lên con muốn làm gì, muốn cuối năm lớp một, con xếp thứ mấytrong lớp… Bằng cách nói chuyện vui vẻ với con, cha mẹ khuyến khích con có ướcmơ, từ đó động viên con nỗ lực học tập để đạt được điều đó.- Khuyến khích con tự học, tự làm lấy mọi việc liên quan đến con. Cha mẹ khônglàm thay, cũng không ngồi kèm con học quá nhiều, chỉ khuyến khích và kiểm trakết quả. Việc cha mẹ ngồi kèm bên cạnh khi con học trong thời gian đầu không cólợi vì bé cảm thấy căng thẳng khi có người giám sát, thậm chí có suy nghĩ ỷ lại.Hơn nữa, cha mẹ thấy con viết chưa nắn nót, còn mải chơi là la mắng nên càng làmcon không thoải mái. Phụ huynh nên giao bài tập, cho thời gian và để con tự làm,đến đúng giờ thì vào kiểm tra. Có thể vài lần đầu, kết quả chưa tốt, thời gian chưakịp, nhưng từ từ, cháu tiến bộ hơn khi được mẹ động viên, khen thưởng kịp thời.Bằng kinh nghiệm của mình, cha mẹ không nên tạo áp lực mà hãy cùng nhau giúpcon học tốt, để bé cảm thấy hạnh phúc trong việc học tập, bà Thúy khuyên. ...

Tài liệu được xem nhiều: