Danh mục

Chuẩn đầu ra: Tiêu chuẩn đầu tiên nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học - ThS. Lê Sĩ Hải

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.46 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuẩn đầu ra có quan trọng hay không, chuẩn đầu ra tại sao chưa được quan tâm xây dựng, một vài suy nghĩ về chuẩn đầu ra tại Đại học Văn Hiến,... Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Chuẩn đầu ra: Tiêu chuẩn đầu tiên nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học" dưới đây. Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn đầu ra: Tiêu chuẩn đầu tiên nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học - ThS. Lê Sĩ HảiCHUẨN ĐẦU RA: TIÊU CHUẨN ĐẦU TIÊN NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ThS. Lê Sĩ Hải Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng1. Mở đầu Hiện nay, hầu hết các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục hoặc phương pháptiếp cận xây dựng chương trình đào tạo đều quan tâm đến kết quả học tập mong đợi(expected learning outcomes) hay còn được hiểu là chuẩn đầu ra của người học. Bài viết này thực hiện dựa trên việc tham khảo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượngchương trình đào tạo AUN – QA (ASEAN University Network - Quality Assurance).Hiện nay ở Việt Nam, đã có ba trường đại học được kết nạp vào AUN (Đại học Quốc giaHà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Cần Thơ), và nhiều trường khác cũng đangtriển khai tự đánh giá các chương trình đào tạo theo mô hình này. Mô hình AUN – QA rất đề cao việc xác định chuẩn đầu ra, coi đây là khâu đầutiên để đánh giá cả quy trình của một chương trình đào tạo.1.1 Chuẩn đầu ra: có quan trọng hay không? Để đảm bảo chất lượng đào tạo, đòi hỏi chúng ta phải trả lời các câu hỏi cơ bảnnhư sau: (1) Chúng ta mong đợi gì ở kết quả học tập của sinh viên? (2) Để sinh viên đạtkết quả như kỳ vọng, chúng ta sẽ phải đào tạo những nội dung gì cho họ? (3) Để kế hoạchđào tạo có hiệu quả, chuyển tải các nội dung đến sinh viên và đo lường được mức độ hiểubiết, vận dụng và sáng tạo của họ thì chúng ta có chiến lược gì về giảng dạy, học tập,kiểm tra đánh giá? (4) Để thực hiện tốt chiến lược giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giáthì chất lượng đội ngũ giảng viên và các nguồn lực hỗ trợ phải như thế nào? (5) Thực tếsản phẩm đào tạo (sinh viên tốt nghiệp) như thế nào, có hài lòng các bên liên quankhông? (6) Kết quả đầu ra thực tế có được đối chiếu với kết quả dự kiến của sinh viên, cólà cơ sở quan trọng để chúng ta thay đổi mục đích, mục tiêu đào tạo và các yếu tố kéotheo sau đó không? Như vậy, cần phải khẳng định rằng, chuẩn đầu ra là điểm xuất phát cho một quytrình đào tạo, là tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên cho quá trình tự đánh giá chất lượng đàotạo, hướng đến việc đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo. Chúng ta cần đặt câu hỏi: Sinh viên đến trường đại học để làm gì? Một điều chắcchắn rằng, họ đến trường đại học để mong muốn học được một điều gì đó. Vì vậy, chúngta cần xác định rõ chúng ta muốn sinh viên sẽ biết những gì và có thể làm được gì thôngqua việc đạt được những khối kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc năng lực nào đó trong quátrình học tập cũng như sau khi tốt nghiệp.1.2 Chuẩn đầu ra: tại sao chưa được quan tâm xây dựng? Thực trạng chưa quan tâm xây dựng chuẩn đầu ra hiện nay ở các trường đại học,có thể do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ tư duy, cách tiếp cận về đào tạo chưa phù hợp với xu hướngmới. Có 3 cách tiếp cận về đào tạo: (1) Cách tiếp cận nội dung: chú trọng khối lượngthông tin, nội dung truyền đạt và lĩnh hội; (2) Cách tiếp cận mục tiêu: căn cứ vào mụctiêu (đầu ra), thay đổi nhân cách người học để xây dựng chương trình; chú trọng kết quảđạt được về nhận thức, kĩ năng, thái độ của người học sau khi kết thúc khóa học; (3) Cáchtiếp cận phát triển (quá trình): phát triển con người, khơi dậy tiềm năng, tính chủ động, tựhọc của người học; thầy giáo là người cố vấn, hướng dẫn. Như vậy, việc chưa quan tâm xây dựng chuẩn đầu ra xuất phát từ cách tiếp cậnđào tạo theo nội dung, trong khi đó xu hướng đào tạo hiện nay là tiếp cận theo mục tiêuvà phát triển. Có nghĩa rằng, chúng ta đang dạy “cái mà chúng ta đang có” thay vì phảidạy “cái mà sinh viên đang cần”. Muốn dạy những nội dung cần thiết cho sinh viên thìbắt buộc chúng ta phải xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp. Thứ hai, sứ mệnh của trường đại học chưa có, hoặc nếu có thì chưa được tuyên bốcông khai và phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng liên quan. Sứ mệnh thể hiện sự xácđịnh về giá trị và những quy tắc chung chi phối hoạt động của nhà trường và là một phầncốt yếu trong quá trình lên kế hoạch chiến lược. Tuyên bố sứ mệnh là tuyên bố lý do màtrường đó tồn tại trong xã hội, khẳng định mình là ai mà mình sẽ mang lại giá trị gì chongười học và xã hội. Sứ mệnh phải được phổ biến cho mọi người biết, nhằm tạo sự đồngthuận, thống nhất trong tư duy và hành động, đồng thời thúc đẩy truyền tải thông điệp tớixã hội. Chuẩn đầu ra sẽ tùy thuộc vào từng ngành khác nhau, tuy nhiên, khi trường đạihọc chưa có sứ mệnh hoặc các khoa/bộ môn chưa nắm rõ sứ mệnh của trường thì rất khóđể định hướng xây dựng được chuẩn đầu ra cho từng ngành nhằm chuyển tải thông điệpchung, thống nhất của nhà trường cho người học và xã hội. Thứ ba, việc xây dựng chuẩn đầu ra yêu cầu phải rất công phu, khoa học. Nhiềutrường đại học, vì ki ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: