Danh mục

Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.17 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính" căn cứ vào Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009, hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chínhBộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 hướngdẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thôngtin đối với công cụ tài chính.Giới thiệuThông tư 210 có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình hội nhậpkinh tế Việt Nam với thế giới và nâng cao tính minh bạch của BCTC. Nó cũngminh chứng cho cam kết của Việt Nam từng bước tiến tới áp dụng tất cả các chuẩnmực kế toán quốc tế. Cả người sử dụng và người lập BCTC sẽ được hưởng lợi từviệc thực hiện Thông tư 210, mặc dù người lập BCTC gặp nhiều thách thức và khókhăn trong giai đoạn đầu.Tính đến thời điểm thông tư này được ban hành, các chuẩn mực kế toán quốc tế(IAS) về công cụ tài chính gồm có: IAS 32 - Công cụ tài chính: Trình bày; IAS 39- Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị; Chuẩn mực BCTC quốc tế(IFRS) số 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh. Ba chuẩn mực này (gọi chung làcác IAS về công cụ tài chính) được coi là nằm trong nhóm các chuẩn mực khó,phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng nhất tới các đơn vị trong việc lập và trình bàyBCTC. Còn tại Việt Nam thì chưa có các chuẩn mực này. Thông tư 210 ra đời,nhưng mới chỉ bao gồm IAS 32 và IFRS 7, mà chưa có IAS 39 (dự kiến, trongtương lai gần sẽ được ban hành).Thông tư 210 được áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thànhphần kinh tế tại Việt Nam có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính. Docông cụ tài chính là định nghĩa rộng, bao trùm nhiều loại hình tài sản và nợ phảitrả tài chính nên việc áp dụng các chuẩn mực sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiềutổ chức, đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng.IAS 32 - Công cụ tài chính: Trình bàyMục đích của IAS 32 là hướng dẫn các nguyên tắc trong việc trình bày các côngcụ tài chính trên BCTC.Phân loạiIAS 32 yêu cầu tổ chức phát hành các công cụ tài chính phải phân loại công cụ đólà nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu phù hợp với bản chất và địnhnghĩa của nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu. Ví dụ, cổ phiếu ưu đãiphải được tổ chức phát hành trình bày là nợ phải trả khi công cụ này có nghĩa vụtheo hợp đồng trả tiền cho người nắm giữ công cụ.Các công cụ tài chính không phải là công cụ vốn chủ sở hữu được tổ chức pháthành trình bày là nợ phải trả, dẫn tới giảm vốn chủ sở hữu và lợi nhuận, cũng nhưcó thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ số đòn bẩy và cơ cấu vốn. “Cổ tức” trả cho côngcụ được phân loại là nợ phải trả được ghi nhận là chi phí lãi.Trình bàyMột số công cụ tài chính có cả thành phần nợ phải trả và thành phần vốn chủ sởhữu, ví dụ như trái phiếu chuyển đổi. Giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ tài chínhphức hợp này được phân bổ cho thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Phầnvốn chủ sở hữu (quyền chuyển đổi thành cổ phiếu) thường được xác định là giá trịcòn lại của công cụ tài chính sau khi trừ đi giá trị hợp lý của phần nợ phải trả.Yêu cầu này của IAS 32 không phải dễ thực hiện, do DN phát hành sẽ phải xácđịnh giá trị hợp lý của nợ phải trả không có quyền chọn chuyển đổi. Đồng thời,xem xét các điều khoản chuyển đổi để xác định xem liệu quyền chuyển đổi sẽđược hạch toán vào vốn chủ sở hữu hay là công cụ phái sinh. Ví dụ, các DN tạiViệt Nam phát hành trái phiếu chuyển đổi với điều khoản được tất toán nghĩa vụbằng cách chuyển chúng thành một số lượng thay đổi cổ phiếu, tùy thuộc vào giátrị thị trường của cổ phiếu, sẽ được coi là nợ phải trả tài chính toàn bộ, mà khôngcó cấu phần vốn chủ sở hữu.Tại Việt Nam, các quy định và chế độ kế toán hiện hành đã bước đầu có cáchướng dẫn về việc phân loại công cụ tài chính, cũng như về trình bày công cụ tàichính phức hợp. Tuy nhiên, quy định hiện hành còn chưa chi tiết và chưa có cácnguyên tắc bao trùm các tình huống có thể phát sinh thực tế.Do các yêu cầu này của IAS 32 và để đảm bảo cơ cấu vốn và kết quả kinh doanh,DN nên xem xét tất cả các điều khoản của các công cụ tài chính đã phát hành vàđưa ra những hành động kịp thời như mua lại công cụ, thay đổi các điều khoản đểqua đó giảm hoặc triệt tiêu các ảnh hưởng không đáng có.IFRS 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minhMục đích của IFRS 7 nhằm hướng dẫn thuyết minh về công cụ tài chính để giúpcho người sử dụng BCTC đánh giá ảnh hưởng của công cụ tài chính đến tình hìnhtài chính và kết quả kinh doanh của DN, cũng như đánh giá bản chất, phạm vi vàcách thức quản trị các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính của chính DN. Chuẩnmực này được ban hành dựa một phần vào Chuẩn mực IAS 30 dành cho ngânhàng mà Bộ Tài chính đã ban hành. Tuy nhiên, IFRS 7 bổ sung nhiều yêu cầu bắtbuộc phải trình bày thông tin, như thông tin định tính và định lượng liên quan đếnrủi ro thị trường. Hơn nữa, chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các loại hình tổchức, DN có nắm giữ các công cụ tài chính, chứ không chỉ các tổ chức tín dụng.Ông ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: