Mỗi khi có việc lo lắng, buồn phiền hay bị áp lực công việc một số người cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn. Ăn không biết ngon, thậm chí nghe mùi thức ăn còn buồn nôn. Đó là những biểu hiện thường thấy của chứng chán ăn do căng thẳng đầu óc mà nhiều người quen gọi stress.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng chán ăn ở người trưởng thành Chứng chán ăn ở người trưởng thànhMỗi khi có việc lo lắng, buồn phiền hay bị áp lực côngviệc một số người cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn.Ăn không biết ngon, thậm chí nghe mùi thức ăn cònbuồn nôn. Đó là những biểu hiện thường thấy củachứng chán ăn do căng thẳng đầu óc mà nhiều ngườiquen gọi stress.Chán ăn do stress làm sụt cân và gầy ốm nhanh chóng, cơthể suy nhược. Có người phải cầu viện đến thuốc. Tuynhiên nếu dùng đi dùng lại nhiều lần lại đâm ra sợ độc chocơ thể và bị nghiện thuốc. Trong nhiều cách để cải thiệntình trạng chán ăn này, thì việc thực hiện một chế độ dinhdưỡng hợp lý, đúng với tình trạng sức khoẻ, được xem làcó vai trò quan trọng trong phòng chống stress.Buổi sáng ăn đủ, buổi tối ăn ítCung cấp năng lượng trong ngày cần có sự phân bố theomột giờ giấc hợp lý. Buổi sáng ăn đầy đủ để cung cấp đủnăng lượng cho cơ thể hoạt động. Thức ăn ăn vào buổi sángsẽ kích thích dịch vị tiết ra đều đặn trong cả ngày, giúp quátrình tiêu hoá các bữa ăn trưa và chiều tiếp theo.Buổi tối tốt nhất nên ăn ít, nghỉ ngơi, thư giãn để ngủ tốthơn. Vận động cơ thể cũng là một yếu tố quan trọng trongphòng chống stress. Vận động nhẹ nhàng, vừa sức để giúpcơ thể chuyển hoá và thải trừ các chất độc trong cơ thể, làmcho cơ thể nhanh nhạy, ức chế các kích thích tâm lý giúp ănuống ngon miệng. Nên vận động mỗi ngày ít nhất 30 phútvà duy trì từ 3 – 4 lần trong mỗi tuần.Sau thời gian học tập, làm việc cần nghỉ ngơi hợp lý và ngủđủ, đúng giờ và đủ giấc, nên ngủ sớm trước 10 giờ và tranhthủ ngủ thêm giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. Trung bìnhmỗi ngày cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng để cơ thể tái tạo lại nănglượng và phục hồi sinh lực. Học cách hít thở chậm và sâuđể giải toả căng thẳng, tốt nhất kết hợp với tập yoga hằngngày để cơ thể thư giãn hoàn toàn.Ngoài ra, để phòng chống stress có hiệu quả, phải sắp xếpcông việc hợp lý. Giờ nào việc đó, tránh làm quá sức quágiờ. Giảm bớt tham vọng, giữ tinh thần luôn lạc quan, thoảimái, vui vẻ. Nếu vứt bỏ được một cách dễ dàng những cayđắng, buồn phiền trong cuộc sống cũng có nghĩa là ta đãthực hiện được một bước tiến lớn trong việc thoát khỏistress.Những thực phẩm đánh tan stressThức ăn cần sử dụng là các thức ăn giàu các chất khoáng vàvitamin, giúp chống mệt mỏi, làm giảm stress như: Ca, Mg,kẽm, vitamin nhóm B, vitamin C. Ăn thực phẩm cócoenzym Q10 để giúp các tế bào tạo năng lượng (cá thu,mè, đậu hạt, đậu hà lan) và các axít amin cần thiết có trongthịt, cá, trứng, nhất là trong hải sản. Thiếu magiê, cơ thể sẽbị mệt mỏi. Thiếu kẽm làm cho hệ thần kinh dễ bị kíchthích, gây khó ngủ và biếng ăn. Nên ăn nhiều rau quả để bổsung lượng vitamin, khoáng chất cần thiết và nhiều chất xơgiúp tránh táo bón vì bón cũng gây kích thích cơ thể donhiễm các chất độc từ phân bị ứ lại.Ăn nhiều thực phẩm có chất bột, giàu đạm nguyên hạt chưaxay xát như: gạo, đậu, lúa mì, ngũ cốc... cung cấpcarbohydrate, vitamin nhóm B và đạm thực vật, chuyển hoáchậm, làm giảm tốc độ chuyển hoá và ổn định đường huyết.Các chất béo thiết yếu là nguyên liệu không thể thiếu trongcấu tạo các tế bào thần kinh, giúp vận hành hệ thần kinh, trínhớ, tự thân cơ thể không tự tổng hợp được mà phải nhậntừ thức ăn.Các chất béo thiết yếu cần cung cấp cho não là các loại sau:omega-3 (có trong bí ngô, hạt, dầu cải…); đặc biệt là EPA(eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid)chứa trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, tảo, rong biển,trứng...; omega-6 có trong bắp, hạt hướng dương, mè, đặcbiệt GLA (gamma linolenic acid), có trong cây hoa anhthảo, tảo lục lam và AA (arachidonic acid) có trong thịt,các sản phẩm sữa, trứng, mực. Để giúp cho não hoạt độngtốt, nên có ít nhất ba bữa cá biển trong tuần. Chế độ ănchay ít cholesterol, ít axít béo bảo hoà, nhiều axít béo chưabảo hoà cũng có lợi cho cơ thể trong việc phòng chốngstress. ...