Danh mục

Chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững và nền kinh tế tuần hoàn

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 681.67 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nêu lên chuỗi cung ứng khép kín đề cập đến tất cả các hoạt động logistics xuôi như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và logistics ngược để thu thập và xử lý trả lại (đã sử dụng hoặc chưa sử dụng) các sản phẩm hoặc các bộ phận của các sản phẩm một cách có tổ chức nhằm đảm bảo phục hồi nền kinh tế-xã hội và sinh thái bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững và nền kinh tế tuần hoàn CHUỖI CUNG ỨNG KHÉP KÍN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN CN. Ngô Duy S n Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định Giá AFA TÓM TẮT Quản lý các chuỗi cung ứng bền vững quan tâm đến việc tạo ra, sử dụng, tái chế hoặc xử lý một loại sản phẩm nào đó theo cách tuần hoàn, hay các chu kỳ khép kín lặp đi lặp lại nên được gọi là chuỗi cung ứng khép kín. Chuỗi cung ứng khép kín đề cập đến tất cả các hoạt động logistics xuôi như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và logistics ngược để thu thập và xử lý trả lại (đã sử dụng hoặc chưa sử dụng) các sản phẩm hoặc các bộ phận của các sản phẩm một cách có tổ chức nhằm đảm bảo phục hồi nền kinh tế-xã hội và sinh thái bền vững Từ khóa: Chuỗi cung ứng khép kín ABSTRACT Sustainable supply chain management concerned with creating, using, recycling or disposing of a certain product in a cyclical manner, or repeating closed cycles, should be called the supply chain. closed response. Closed supply chain refers to all downstream logistics activities such as procurement of supplies, manufacturing, distribution, and reverse logistics to collect and process returns (used or unused) of products or parts of products in an organized manner to ensure a sustainable socio-economic and ecological recovery. Key word: Closed Loop Supply Chain Management 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dịch Covid-19 đang khiến nhiều tổ chức và doanh nghiệp lo lắng, được cho là chất xúc tác làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng thế giới hiện tại. Nếu đánh giá một cách tích cực thì đây là thời điểm để các doanh nghiệp nhìn nhận những cơ hội mới, để thấy rõ những điểm yếu đang tồn tại và những vướng mắc trong chuỗi cung ứng. Thực tế thời gian qua, nguồn cung ứng hàng rất lớn cho thế giới đến từ Trung Quốc. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc đã khiến cho nhiều công ty sản xuất trên toàn thế giới phải lao đao. Các hãng sản xuất lớn hiện đang chật vật khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Đại dịch Covid-19 đã và đang tái định hình các chuỗi cung ứng toàn cầu, cả về chiến lược quản trị và sự dịch chuyển cấu trúc của chuỗi. Về lâu dài, nhiều doanh nghiệp có khả năng thay đổi kế hoạch sản xuất của họ để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường của các hoạt động sản xuất. Tại các nước phát triển, quản lý các chuỗi cung ứng bền vững hay các chuỗi cung ứng khép kín đạt được sự chú ý trong ngành công nghiệp và giới học thuật. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chuỗi cung ứng (tiếng Anh là: Supply chain) là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp 923 hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng (Consumer). Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng). Chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị. Tất cả hàng hóa đều có một chuỗi cung ứng riêng biệt và có những đặc điểm các nhau về mạng lưới cấu thành và phương pháp quản trị. Chuỗi cung ứng khép kín (tiếng Anh là Closed Loop Supply Chain Management, viết tắt là CLSCM) là việc tạo ra, sử dụng sản phẩm, sau đó đem tái chế hoặc xử lý lại sản phẩm theo cách tuần hoàn hay các chu kỳ khép kín mà được lặp đi lặp lại, nhằm bảo đảm phục hồi kinh tế và bảo vệ môi trường. Chuỗi cung ứng khép kín không chỉ bao gồm quá trình logistics xuôi truyền thống mà còn bao gồm cả các hoạt động như tập hợp, phân loại, chọn lọc, tân trang, sửa chữa, tái sử dụng, xuất khẩu,… Những hoạt động này đã được tập hợp lại vào 3 nhóm lớn là (Mua lại - Phục hồi - Tích hợp), nhờ đó mà giá trị của sản phẩm cũng được phục hồi và tái sinh lại cho cả chu kỳ cung ứng. Chuỗi giá trị (tiếng Anh: Value chain) là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh: Circular Economy) là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, giảm tác động đến môi trường. Hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình Tái sử dụng - Chia sẻ - Sửa chữa - Tân trang - Tái sản xuất - Tái chế (tiếng Anh là: Reuse - Sharing - Repair Refurbishment - Remanufacturing - Recycling) nhằm tạo ra các vòng lặp kín (Close-loops) cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhằm giảm tối thiểu tài nguyên sử dụng và phế thải môi trường, giảm ô nhiễm môi trường và rác thải. Theo Ellen MacArthur Foundation (2012), khái niệm kinh tế tuần hoàn được hiểu như sau: “Một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khải niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó” Vai trò của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này. Tất cả các 'phế thải' của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều nên được xem là nguyên vật liệu của quy trình sản xuất tiêu dùng khác, bất kể là sản phẩm phụ hay tài ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: