Danh mục

Chương 2 : TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG

Số trang: 61      Loại file: ppt      Dung lượng: 236.50 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự ra đời và phát triển của tín dụng: Phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở ra đời quan hệ tín dụng. Hình thức đầu tiên, sơ khai nhất đó là tín dụng nặng lãi, phát triển và phổ biến ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Với đặc điểm lãi suất rất cao, phục vụ cho tiêu dùng trong trường hợp khẩn cấp là chính....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 2 : TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG Chương 2 TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG I- KHÁI NIỆM TÍN DỤNG. 1- Sự ra đời và phát triển của tín dụng. Phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở ra đời quan hệ tín dụng. Hình thức đầu tiên, sơ khai nhất đó là tín dụng nặng lãi, phát triển và phổ biến ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Với đặc điểm lãi suất rất cao, phục vụ cho tiêu dùng trong trường hợp khẩn cấp là chính. Tín dụng tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu về vốn cho các nhà tư bản, chủ thể kinh tế, nhà nước... với mức lãi suất thấp hơn. Tín dụng tư bản rất đa dạng, biểu hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm : Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước..trong đó tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trong cho sự phát triển kinh tế. Phân công lao động xã Phân hóa xã hội: hội, - Hình thanh nên tầng lớp chiếm hữu nhiều tư liệu sản chiếm hữu tư nhân về tư xuất trở nên giàu có, của cải dư thừa sẵn sàng cho liệu sản xuất vay. -Tầng lớp còn lại đại đa số là lao động chiếm hữu ít tư liệu sản xuất trở nên nghèo khó, sản phẩm Sx ra không đủ đáp ứng nhu cầu dẫn đến phải vay mượn. Quan hệ tín dụng hình thành. Tin dụng nặng lãi: phổ biến và phát triển trong chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Với đặc trung lãi suất rất cao, quan hệ tín dụng Tín dụng tư bản chủ nghĩa xuất nhằm mục đích cho tiêu dùng hiện với nhiều hình thức đa dạng: cấp bách, không gắn liền với tín dụng thương mại, tín dụng sản xuất-thậm chí còn triệt tiêu ngân hàng, tín dụng nhà nước với sản xuất lãi suất phù hợp hơn và phục vụ cho SXKD và tiêu dùng Tóm lại chế độ tư hữu là cở sở ra đời quan hệ tín dụng. Giai đọan đầu quan hệ tín dụng rất thô sơ, chủ yếu là quan hệ vay mượn trực tiếp bằng hàng hóa, tiền bạc nhằm phục vụ cho nhu cầu tiều dùng là chính. Về sau khi sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, quan hệ tín dụng không ngừng mở rộng. Tín dụng là một phạm trù kinh tế, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa và là động lực thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. 2- Sự tồn tại và phát triển của tín dụng trong nền kinh hiên nay - Xuất phát từ đặc điểm chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế: + Do đặc điểm tuần hoàn vốn của DN trong SXKD; + Do sự không thống nhất giữa thu nhập và chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình; + Do sự không trùng khớp giữa thu và chi của NSNN. - Xuất phát từ nhu cầu đầu tư và sinh lợi của các chủ thể trong nền kinh tế + Có những chủ thể dư vốn muốn có nhu cầu sinh lợi từ đồng tiền nhàn rỗi; + Có những chủ thể thiếu vốn nhưng muốn mở rộng kinh doanh để kiếm lợi nhiều hơn từ nguồn vốn 3- Khái niệm và đặc điểm của tín dụng. a- Khái niệm : Tín dụng xuất phát từ chữ La Tinh Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam tín dụng có nghĩa là vay mượn. Khái niệm : Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định với một khỏan chi phí nhất định. b- Đặc điểm của tín dụng : Tín dụng có 3 đặc điểm sau : • Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn. • Quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và thời hạn này được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng. • Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng. Trong quan hệ tín dụng phải thể hiện đầy đủ 3 đặc trưng trên nếu thiếu một trong ba đặc trưng trên thì sẽ không cấu thành quan hệ tín dụng. II- CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG 1- Chức năng của tín dụng : - Chức tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hòan trả: Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng + Ở khâu tập trung : nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đòan thể, xã hội. VD : huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại. + Ở khâu phân phối : đây là khâu cơ bản nhất, đó là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nguồn tiền nhàn rỗi của: - Dân chúng. - Các doanh nghiệp. hC cứ pậ - Các tổ chức đòan thể, gnăn nut t gr xã hội. - Các tổ chức khác. ...

Tài liệu được xem nhiều: