Danh mục

Chương 3: CÁC CHẤT HỮU CƠ

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.13 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

. Monosaccharide (đường đơn) Từ các polyalcol có từ 3C đến 7C bị khử hyđro sẽ tạo ra các phân tử đường đơn tương ứng. Tuỳ theo vị trí khử H2 sẽ tạo ra 2 dạng đường: - Nếu khử H2 tại C1 sẽ cho đường dạng aldose. - Nếu khử H2 tại C2 sẽ cho đường dạng catose. Trong nguyên tử đường đơn có chứa các nguyên tử C bất đối nên có các dạng đồng phân lập thể. Số lượng đồng phân lập thể được tính bằng công thức A = 2n . Trong đó: A là số...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 3: CÁC CHẤT HỮU CƠ Chương 3 CÁC CHẤT HỮU CƠ 3.1. Gluxit 3.1.1. Monosaccharide (đường đơn) Từ các polyalcol có từ 3C đến 7C bị khử hyđro sẽ tạo ra các phân tử đường đơntương ứng. Tuỳ theo vị trí khử H2 sẽ tạo ra 2 dạng đường: - Nếu khử H2 tại C1 sẽ cho đường dạng aldose. - Nếu khử H2 tại C2 sẽ cho đường dạng catose. Trong nguyên tử đường đơn có chứa các nguyên tử C bất đối nên có các dạng đồngphân lập thể. Số lượng đồng phân lập thể được tính bằng công thức A = 2n . Trong đó: Alà số đồng phân, n là số lượng nguyên tử C bất đối có trong phân tử. Người ta qui định lấy vị trí nhóm OH của nguyên tử C bất đối ở xa nhóm định chứcnhất để phân thành 2 nhóm đồng phân: - Nếu tại C bất đối đó nhóm OH quay phía phải thì phân tử đó thuộc đồng phân D. - Nếu tại C bất đối đó nhóm OH quay phía trái thì phân tử đó thuộc đồng phân L. Đa số các phân tử đường có 5C trở lên ở trong dung dịch đều có cấu trúc dạngvòng. Có 2 loại vòng: vòng 5 cạnh và vòng 6 cạnh. Khi hình thành cấu trúc dạng vòng làm xuất hiện thêm một nguyên tử C bất đối mới sẽxuất hiện dạng đồng phân mới. Nhóm OH tạo ra này gọi là nhóm OH - glucozid. Nếu nhómOH - glucozid quay lên trên thì có dạng đồng phân β, nếu nhóm OH - glucozid quay xuốngdưới thì tạo ra dạng đồng phân α. Trong tế bào có nhiều loại monosaccharide khác nhau, trong đó có một số loại kháphổ biến: - Triose: aldehyl - glyceric, dioxiaceton. - Tetraose: erytrose... - Pentose: ribose, ribulose, xilulose ... - Cetose: cedoheptulose. 3.1.2. Disaccharide Disaccharide là đường đôi do 2 đơn vị monosaccharide liên kết với nhau tạo thành.Liên kết giữa 2 monosaccharide là liên kết glucozid. Có nhiều loại disaccharide tồn tạitrong tế bào. Trong đó, phổ biến nhất là maltose, saccharose, lactore. - Maltose là loại đường đôi do 2 phân tử α.D.glucose liên kết với nhau bằng liênkết (1 - 4) glucozid. CH2OH CH2OH O O O Maltose là thành phần trung gian cấu trúc nên tinh bột và cũng là sản phẩm phânhuỷ tinh bột hay glycogen không hoàn toàn. - Saccharose là loại đường đôi do phân tử α.D.glucose ngưng tụ với phân tửβ.D.fructose tạo nên. Hai monosaccharide này liên kết với nhau bằng liên kết (1α - 2β)glucozid tạo nên: CH2OH CH2OH O O CH2OH O Saccharose là đường đơn phổ biến ở thực vật, có nhiều trong mô dự trữ của nhiềunhóm cây như mía, củ cải đường. - Lactose là loại đường đôi do phân tử β.D.galactose ngưng tụ với phân tửα.D.glucose tạo nên. Liên kết giữa 2 monosaccharide này là liên kết (1- 4) glucozid: CH2OH CH2OH O O O O Lactose có nhiều trong cơ thể động vật nhất là trong sữa. 3.1.3. Polysaccaride Polysaccharide là các gluxit phức với phân tử rất lớn gồm nhiều đơn vịmonosaccharide liên kết với nhau tạo nên. Polysaccharide không có vị ngọt như monosaccharide hay disaccharide, không tan trongnước mà chỉ tạo dung dịch keo. Đây là nhóm chất hữu cơ phổ biến và có khối lượng lớnnhất trên trái đất. Polysaccharid rất đa dạng về chủng loại. Trong cơ thể sinh vật có rấtnhiều loại polysaccharide khác nhau, trong đó phổ biến nhất là tinh bột, glycogen,cellulose. 3.1.3.1. Tinh bột Tinh bột là chất dự trữ rất phổ biến ở thực vật. Có nhiều trong các mô dự trữ nhưhạt, củ. Tinh bột không phải là đơn chất mà là hỗn hợp các chuỗi thẳng các phân tửamylose và chuỗi phân nhánh là amilopectin. Tỷ lệ 2 nhóm chất này trong tinh bột quyếtđịnh các tính chất lý - hoá của chúng, quyết định chất lượng của chúng (độ dẻo, độ nở ...) * Amylose. Amylose là polysaccharide được tạo nên từ các phân tử α.D.glucose.Các α.D.glucose liên kết với nhau bằng liên kết (1α - 4) glucozid tạo nên chuỗipolysaccharide. Mối liên kết glucozit được tạo ra sẽ loại một phân tử H2O. Do chỉ có loạiliên kết (1α - 4) glucozid cấu tạo nên amylose nên phân tử amylose có cấu trúc mạchthẳng. Amylose được tạo ra từ 5000 - 1000 phân tử α.D.glucose (có khi chỉ khoảng 250 -300 phân tử). Chuỗi phân tử glucose xoắn lại với nhau theo hình xoắn lò xo. Sự hìnhthành dạng xoắn do hình thành các liên kết hyđro giữa các glucose tạo ra. Mỗi vòng xoắncó 6 đơn vị glucose và được duy trì bởi liên kết hyđro với các vòng xoắn kề bên. Khoảng không gian giữa các xoắn có kích thước phù hợp cho một số phân tử khácliên kết vào, ví dụ như iod. Khi phân tử iod liên kết vào vòng xoắn sẽ làm cho các phântử glucose thay đổi vị trí chút ít và tạo nên phức màu xanh đặc trưng. Dạng xoắn của amylose chỉ tạo thành trong dung dịch và ở nhiệt độ thường. Khi ởnhiệt độ cao chuỗi xoắn sẽ bị duỗi thẳng ra và không có khả năng liên kết với các phân tửkhác. CH2OH CH2OH CH2OH O O O O O O O 1 đoạn amylose * Amylopectin.Amylopectin có cấu tạo phức tạp hơn. Tham gia cấu tạo amylopectincó khoảng 500.000 đến 1 triệu phân tử α.D.glucose liên kết với nhau. Trong amylopectincó 2 loại liên kết: - Liên kết (1α - 4) glucozid tạo mạch thẳng. - Liên kết (1α - 6) glucozid tạo mạch nhánh. Cứ khoảng 24 - 30 đơn vị glucose trên mạch sẽ có một liên kết (1α - 6) glucozid đểtạo mạch nhánh. Trên mạch nhánh cấp 1 lại hình thành mạch nhánh cấp 2, cứ như vậy phântử amylopectin phân nhánh nhiều cấp rất phức tạp ...

Tài liệu được xem nhiều: