Danh mục

Chương 5: Khai thác và quản lý đường cao tốc

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.40 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày các nội dung: Đường cao tốc và định hướng phát triển hệ thống đường cao tốc của Việt Nam, các khái niệm và định nghĩa, các chương trình quản lý đường cao tốc, kiểm soát và đánh giá thực hiện, cải tạo đường, cải thiện hệ thống vận hành khai thác đường, quản lý làn xe, quản lý sự cố tai nạn giao thông và sự kiện khẩn cấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 5: Khai thác và quản lý đường cao tốc CHƯƠNG 5 - KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG CAO TỐC 5.1 - Đường cao tốc và định hướng phát triển hệ thống đường cao tốc của Việt Nam 5.1.1 - Vai trò của hệ thống đường cao tốc trong mạng lưới đường bộ Hệ thống đường cao tốc ở các quốc gia phát triển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới đường bộ do khả năng có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội phát triển về độ cơ động, tính kết nối, mức độ thuận tiện, an toàn và an ninh. Hệ thống mạng lưới đường cao tốc khi được phát triển hoàn thiện trong mạng lưới đường nói cung sẽ tạo một cơ sở cho giao thông an toàn, tin cậy và bền vững, ít bị phụ thuộc vào điều kiện thay đổi của môi trường, khí hậu. Hệ thống đường cao tốc tuy không chiếm tỉ lệ lớn về số km đường nhưng thông thường, khi phát triển hoàn thiện có thể đảm nhận được lượng vận chuyển khá lớn. Ví dụ, mạng lưới đường cao tốc đô thị tại Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 2.4% tổng chiều dài của mạng lưới các đường đô thị, nhưng đảm nhận đến khoảng 20% nhu cầu giao thông. Người ta ví các đường cao tốc như hệ xương sống của hệ thống giao thông vận tải, và cần có mức độ phục vụ cao để dòng giao thông được thông suốt và an toàn. Áp lực đối với hệ thống giao thông vận tải ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số. Nhu cầu đi lại ngày càng tăng làm cho điều kiện các dòng giao thông luôn ở trạng thái không ổn định, ách tắc giao thông gia tăng, chậm trễ xảy ra với tần suất cao hơn và thời gian chậm trễ dài hơn, xung đột nhiều và phức tạp hơn giữa các dòng xe làm giảm an toàn. Để giải quyết các nhu cầu vận tải ngày càng tăng, việc phát triển mạng lưới đường cao tốc hạn chế xung đột, có khả năng thông qua lớn, đảm bảo giao thông liên tục, thông suốt đảm bảo lượng vận tải chủ yếu là một tất yếu đối với các quốc gia. Một hệ thống giao thông vận tải hiệu quả cần có ba hợp phần: - Xây dựng các công trình hạ tầng giao thông vận tải cần thiết - Bảo trì hệ thống các công trình hạ tầng (như là bảo dưỡng và xây dựng lại), và - Duy trì năng lực khai thác của hệ thống công trình bằng quản lý khai thác hàng ngày. Khai thác và quản lý đường cao tốc là thực hiện các chính sách, chiến lược và các công nghệ để cải thiện các đặc trưng khai thác của đường. Mục tiêu của các chương trình quản lý đường cao tốc là giảm thiểu ách tắc và các ảnh hưởng của ách tắc giao thông (như là, chậm trễ đối với người sử dụng đường, sự bất tiện, mất an toàn và ô nhiễm môi trường không khí,...), cải thiện an toàn, tăng cường tính linh hoạt và cung cấp các dịch vụ hoạt động cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp. 5.1.2 - Tầm quan trọng của công tác khai thác và quản lý hệ thống đường cao tốc Khai thác và quản lý đường cao tốc giúp cho mạng lưới đường cao tốc luôn được thông suốt và an toàn, đảm bảo chất lượng giao thông, bao gồm: - Tính cơ động: khả năng đi lại giữa các vị trí sử dụng tiếp cận đa phương thức - Tính tiếp cận: khả năng mỗi cá nhân khi tham gia giao thông có thể giải quyết được các hoạt động kinh tế, xã hội trọn vẹn - Độ tin cậy, khả năng có thể dự báo: khả năng có thể dự báo cho những tay đổi có thể ảnh hưởng đến mục đích của chuyến đi, thể hiện ở tính ổn định (ít có khả năng thay đổi), và sự có sẵn và đầy đủ của hệ thống thông tin. Về mặt lý thuyết, các vấn đề về ách tắc giao thông, an toàn, tính cơ động, khả năng tiếp cận có thể giải quyết bằng việc tăng khả năng thông qua của đường (như là tăng số làn xe, xây dựng thêm kết cấu công trình mới) và xây dựng lại các công trình (như mở rộng làn xe, mở rộng lề, cải tuyến. Tuy nhiên, các giải pháp này trong nhiều trường hợp, khi cân nhắc lợi ích kinh tế và khả năng nguồn vốn, có thể sẽ không thực hiện được. -1- Một chương trình khai thác và quản lý mạng lưới đường bộ nói chung và đường cao tốc nói riêng, với mục đích để đường cao tốc luôn đảm bảo giao thông với chất lượng dòng tốt nhất, cung cấp một dịch vụ vận chuyển tin cậy, ổn định, an toàn với hệ thống thông tin cập nhật và luôn được dự báo trước cho người sử đụng đường. Về mặt công nghệ, hệ thống giao thông thông minh ITS (Intelligent Transport System) thiết lập môi trường để công tác quản lý và khai thác đường cao tốc có bước phát triển tiến bộ vượt bậc. Các ưu điểm của hệ thống là công nghệ theo dõi, truyền - xử lý số liệu và truyền phát thông tin. Hệ thống ITS cho phép xác định một cách kịp thời các tình huống có khả năng gây ra các ách tắc, các điều kiện không an toàn, giảm tính cơ động,... và sau đó thực hiện các chiến lược và các kế hoạch thích hợp để giải quyết các tình huống và xác định được thời hạn giải quyết và dự tính các ảnh hưởng của chúng đến giao thông trên đường. Các áp dụng công nghệ mới đem lại các ảnh hưởng tích cực đối với công tác khai thác đường cao tốc đem đến các lợi ích như là tăng cường an toàn giao thông, cải thiện chất lượng dòng xe và giảm chậm trễ giao thông. Số liệu theo dõi về chi phí và lợi ích trong việc áp dụng hệ thống ITS năm 2003 tại Hoa Kỳ như sau: Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống Giá trị đánh giá Thời gian đi lại Giảm từ 20% đến 48% Tốc độ Tăng từ 16% đến 62% Khả năng thông qua của đường cao tốc Tăng từ 17% đến 25% Tai nạn giao thông Giảm từ 15% đến 50% Tiêu thụ nhiên liệu Giảm 41% tại các cùng ách tắc giao thông Khí thải Giảm lượng khí thài HC hàng năm: 1400 tấn Giảm lượng khí thải NOX hàng năm: 1200 tấn 5.1.3 - Định hướng phát triển hệ thống đường cao tốc tại Việt Nam Đường cao tốc hiện có tại Việt Nam chiếm tỉ lệ rất nhỏ, trong những năm gần đây, mới chỉ có một số tuyến được xây dựng: Láng - Hoà Lạc (30 km), Pháp Vân - Cầu Giẽ (30 km), Cầu Giẽ - Ninh B ...

Tài liệu được xem nhiều: