Chương 6TẾ BÀO CHẤT VÀ MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 281.60 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu chương 6tế bào chất và mạng lưới nội chất, khoa học tự nhiên, công nghệ sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 6TẾ BÀO CHẤT VÀ MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT Chương 6 TẾ BÀO CHẤT VÀ MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT 6.1. Tế bào chất (cytoplasma) Tế bào chất là khối nguyên sinh chất (protoplasma) nằm trong màng tế bào vàbao quanh lấy nhân. Tế bào chất của một số tế bào có sự phân hóa thành 2 lớp: - Lớp ngoại chất (exoplasma) ở ngoại vi, mỏng hơn và có độ nhớt cao hơn. - Lớp nội chất (endoplasma) ở bên trong và bao quanh lấy nhân, chứa các bào quannhư: mạng lưới nội sinh chất, phức hệ Golgi, ribosome, ty thể, lạp thể, thể lido... Nếu loại bỏ các bào quan thì còn lại khối tế bào chất không có cấu trúc - gọi là chấtnền hay thể trong suốt (cytosol). Thể trong suốt chiếm gần một nửa khối lượng của tế bào. Thể trong suốt có nhiềunước, có thể đến 85%. Sau nước, protein là thành phần chủ yếu. Thể trong suốt chứađựng một số lượng protein sợi xếp lại thành bộ khung của tế bào. Trong thể trong suốt cóhàng nghìn enzyme và chứa đầy ribosome để tổng hợp protein. Gần một nửa enzymeđược tổng hợp nên trên các ribosome là các protein của thể trong suốt. Do đó, nên xemthể trong suốt là một khối gel có tổ chức cao hơn là một dung dịch chứa enzyme. Ngoài protein ra, trong thể trong suốt còn có các loại ARN như mARN, tARNchiếm 10% ARN của tế bào. Trong thể trong suốt còn có các chất như: lipid, gluxit, acidamin, nucleoside, nucleotide và các ion. Thỉnh thoảng có các hạt dầu và hạt glycogen vớisố lượng thay đổi và có thể mang từ vùng này qua vùng khác tùy hoạt tính của tế bào. Thể trong suốt giữ nhiều chức năng quan trọng như: - Là nơi thực hiện các phản ứng trao đổi chất của tế bào, là nơi gặp nhau của chuỗiphản ứng trao đổi chất. Sự biến đổi trạng thái vật lý của thể trong suốt có thể ảnh hưởngđến hoạt động của tế bào. - Nơi thực hiện một số quá trình điều hòa hoạt động của các chất. - Nơi chứa các vật liệu dùng cho các phản ứng tổng hợp các đại phân tử sinh họcnhư các gluxit, lipid, glycogen. Mọi hoạt động sống của tế bào đều xảy ra trong tế bào chất và do các bào quanriêng bi ệt phụ trách và được phối hợp điều hòa một cách nhịp nhàng. 6.2. Mạng lưới nội sinh chất (endoplasma reticulum) Mạng lưới nội sinh chất được phát hiện bằng kính hiển vi điện tử. Mạng lưới nộisinh chất có ở mọi loại tế bào động vật và thực vật, gần đây, người ta cho rằng những cấutrúc tương tự như mạng lưới nội sinh chất được nhận thấy cả ở vi khuẩn. 6.2.1. Cấu tạo hình thái Mạng lưới nội sinh chất chỉ được mô tả sau khi có kính hiển vi điện tử. Nó là mộthệ thống các túi nhỏ, hoặc túi dẹt song song và nối thông nhau hình thành một mạng lưới3 chiều. Mỗi ống hoặc túi đều được bọc bởi một cái màng lipoproteide có độ dày khoảng75Å (tương tự màng tế bào). Về phía ngoài mạng lưới nội sinh chất thông với môi trườngngoài, và về phía trong nó thông với khoảng quanh nhân. Lòng mạng lưới nội sinh chấtthường hẹp có đường kính từ 250Å - 500Å. Mặt ngoài có thể có ribosome bám vào, hoặc có thể nhẵn không có ribosome bám.Vì vậy, người ta phân biệt 2 loại: mạng lưới nội sinh chất có hạt và mạng lưới nội sinhchất không hạt hay mạng lưới nội sinh chất nhẵn (hình 6.1). 1 2 3 Hình 6.1. Lưới nội chất của tế bào gan (theo Krstie) 1. Lưới nội chất nhẵn; 2.Lưới nội chất hạt; 3. Lưới nội chất xoang. Mức độ phát triển của mạng lưới nội sinh chất tùy thuộc vào từng loại tế bào và giaiđoạn hoạt động của tế bào. Ở tế bào có hoạt động chế tiết mạnh thì mạng lưới nội sinhchất phát triển. 6.2.2. Thành phần hóa học Mạng lưới nội sinh chất chứa: - Phospholipid (35% trọng lượng khô) - Protein (60% trọng lượng khô). Protein ở mạng lưới nội sinh chất bao gồm cả cácenzyme, ví dụ như phosphatase. 6.2.3. Chức năng Mạng lưới nội sinh chất có các chức năng sau: - Tập trung và cô đặc một số chất từ ngoài tế bào vào hay ở trong tế bào. Nhữngprotein do ribosome bám ở ngoài màng tổng hợp được đưa vào lòng ống. - Tham gia tổng hợp các chất: mạng lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp protein, còngluxit và lipid do mạng lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp. - Vận chuyển và phân phối các chất. Những giọt lipid trong lòng ruột lọt vào trongtế bào biểu mô ruột (bằng cơ chế ẩm bào) được chuyền qua mạng lưới nội sinh chất đểđưa vào khoảng gian bào. - Màng của mạng lưới nội sinh chất cũng góp phần quan trọng vào sự hình thànhcác màng của ty thể và peroxysome bằng cách tạo ra phần lớn các lipid của các bào quannày. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Phạm Phan Địch, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Kính (1984), Tế bào học, Mô học, Phôisinh học, Nxb Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu (2000), Tế bào học, Nxb Đại học quốc giaHà Nội. 3. Phạm Thành Hổ (2002), Sinh học đại cương - Tế bào học, Di truyền học, Họcthuyết tiến hoá, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 4. Bruce Alberts, Dennis Bray, Julian Lewis Martin Raff, Keith Roberts, James D.Watson (1983), Molecular biology of The Cell, Garland Publishing, Inc, New York&London. 5. Lodish, Berk, Zipursky, Matsudaira, Baltimore, Darnell (1999), Molecular CellBiology, Media Connected, W.H. Freeman and Company. 6. W.D. Phlipps and T. J. Chilton (1991), A - Level Biology, Oxford UniversityPress. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 6TẾ BÀO CHẤT VÀ MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT Chương 6 TẾ BÀO CHẤT VÀ MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT 6.1. Tế bào chất (cytoplasma) Tế bào chất là khối nguyên sinh chất (protoplasma) nằm trong màng tế bào vàbao quanh lấy nhân. Tế bào chất của một số tế bào có sự phân hóa thành 2 lớp: - Lớp ngoại chất (exoplasma) ở ngoại vi, mỏng hơn và có độ nhớt cao hơn. - Lớp nội chất (endoplasma) ở bên trong và bao quanh lấy nhân, chứa các bào quannhư: mạng lưới nội sinh chất, phức hệ Golgi, ribosome, ty thể, lạp thể, thể lido... Nếu loại bỏ các bào quan thì còn lại khối tế bào chất không có cấu trúc - gọi là chấtnền hay thể trong suốt (cytosol). Thể trong suốt chiếm gần một nửa khối lượng của tế bào. Thể trong suốt có nhiềunước, có thể đến 85%. Sau nước, protein là thành phần chủ yếu. Thể trong suốt chứađựng một số lượng protein sợi xếp lại thành bộ khung của tế bào. Trong thể trong suốt cóhàng nghìn enzyme và chứa đầy ribosome để tổng hợp protein. Gần một nửa enzymeđược tổng hợp nên trên các ribosome là các protein của thể trong suốt. Do đó, nên xemthể trong suốt là một khối gel có tổ chức cao hơn là một dung dịch chứa enzyme. Ngoài protein ra, trong thể trong suốt còn có các loại ARN như mARN, tARNchiếm 10% ARN của tế bào. Trong thể trong suốt còn có các chất như: lipid, gluxit, acidamin, nucleoside, nucleotide và các ion. Thỉnh thoảng có các hạt dầu và hạt glycogen vớisố lượng thay đổi và có thể mang từ vùng này qua vùng khác tùy hoạt tính của tế bào. Thể trong suốt giữ nhiều chức năng quan trọng như: - Là nơi thực hiện các phản ứng trao đổi chất của tế bào, là nơi gặp nhau của chuỗiphản ứng trao đổi chất. Sự biến đổi trạng thái vật lý của thể trong suốt có thể ảnh hưởngđến hoạt động của tế bào. - Nơi thực hiện một số quá trình điều hòa hoạt động của các chất. - Nơi chứa các vật liệu dùng cho các phản ứng tổng hợp các đại phân tử sinh họcnhư các gluxit, lipid, glycogen. Mọi hoạt động sống của tế bào đều xảy ra trong tế bào chất và do các bào quanriêng bi ệt phụ trách và được phối hợp điều hòa một cách nhịp nhàng. 6.2. Mạng lưới nội sinh chất (endoplasma reticulum) Mạng lưới nội sinh chất được phát hiện bằng kính hiển vi điện tử. Mạng lưới nộisinh chất có ở mọi loại tế bào động vật và thực vật, gần đây, người ta cho rằng những cấutrúc tương tự như mạng lưới nội sinh chất được nhận thấy cả ở vi khuẩn. 6.2.1. Cấu tạo hình thái Mạng lưới nội sinh chất chỉ được mô tả sau khi có kính hiển vi điện tử. Nó là mộthệ thống các túi nhỏ, hoặc túi dẹt song song và nối thông nhau hình thành một mạng lưới3 chiều. Mỗi ống hoặc túi đều được bọc bởi một cái màng lipoproteide có độ dày khoảng75Å (tương tự màng tế bào). Về phía ngoài mạng lưới nội sinh chất thông với môi trườngngoài, và về phía trong nó thông với khoảng quanh nhân. Lòng mạng lưới nội sinh chấtthường hẹp có đường kính từ 250Å - 500Å. Mặt ngoài có thể có ribosome bám vào, hoặc có thể nhẵn không có ribosome bám.Vì vậy, người ta phân biệt 2 loại: mạng lưới nội sinh chất có hạt và mạng lưới nội sinhchất không hạt hay mạng lưới nội sinh chất nhẵn (hình 6.1). 1 2 3 Hình 6.1. Lưới nội chất của tế bào gan (theo Krstie) 1. Lưới nội chất nhẵn; 2.Lưới nội chất hạt; 3. Lưới nội chất xoang. Mức độ phát triển của mạng lưới nội sinh chất tùy thuộc vào từng loại tế bào và giaiđoạn hoạt động của tế bào. Ở tế bào có hoạt động chế tiết mạnh thì mạng lưới nội sinhchất phát triển. 6.2.2. Thành phần hóa học Mạng lưới nội sinh chất chứa: - Phospholipid (35% trọng lượng khô) - Protein (60% trọng lượng khô). Protein ở mạng lưới nội sinh chất bao gồm cả cácenzyme, ví dụ như phosphatase. 6.2.3. Chức năng Mạng lưới nội sinh chất có các chức năng sau: - Tập trung và cô đặc một số chất từ ngoài tế bào vào hay ở trong tế bào. Nhữngprotein do ribosome bám ở ngoài màng tổng hợp được đưa vào lòng ống. - Tham gia tổng hợp các chất: mạng lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp protein, còngluxit và lipid do mạng lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp. - Vận chuyển và phân phối các chất. Những giọt lipid trong lòng ruột lọt vào trongtế bào biểu mô ruột (bằng cơ chế ẩm bào) được chuyền qua mạng lưới nội sinh chất đểđưa vào khoảng gian bào. - Màng của mạng lưới nội sinh chất cũng góp phần quan trọng vào sự hình thànhcác màng của ty thể và peroxysome bằng cách tạo ra phần lớn các lipid của các bào quannày. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Phạm Phan Địch, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Kính (1984), Tế bào học, Mô học, Phôisinh học, Nxb Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu (2000), Tế bào học, Nxb Đại học quốc giaHà Nội. 3. Phạm Thành Hổ (2002), Sinh học đại cương - Tế bào học, Di truyền học, Họcthuyết tiến hoá, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 4. Bruce Alberts, Dennis Bray, Julian Lewis Martin Raff, Keith Roberts, James D.Watson (1983), Molecular biology of The Cell, Garland Publishing, Inc, New York&London. 5. Lodish, Berk, Zipursky, Matsudaira, Baltimore, Darnell (1999), Molecular CellBiology, Media Connected, W.H. Freeman and Company. 6. W.D. Phlipps and T. J. Chilton (1991), A - Level Biology, Oxford UniversityPress. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu sinh học cách giải sinh học phương pháp học môn l sinh học bài tập sinh học cách giải nhanh sinh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tuyển tập câu hỏi ôn tập vi sinh vật - P11
7 trang 135 0 0 -
Giáo trình giải thích việc nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích p10
5 trang 55 0 0 -
Loài lưỡng cư ( phần 5 ) Cơ quan tiêu hoá Lưỡng cư (Amphibia)
6 trang 36 0 0 -
Để học tốt sinh học 11: phần 2
81 trang 33 0 0 -
Công phá bài tập Sinh học: Phần 2
305 trang 32 0 0 -
Giáo trình giải thích việc nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích p3
5 trang 30 0 0 -
Bài giảng môn học: Vi sinh thực phẩm
105 trang 29 0 0 -
Tác động của con người lên môi trường
27 trang 29 0 0 -
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
10 trang 29 0 0 -
Công phá bài tập Sinh học (Tập 1): Phần 1
185 trang 28 0 0