Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2015
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 102.08 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế nông nghiệp của Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng nền nông nghiệp hàng hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; song sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm và bộc lộ nhiều hạn chế. Bài viết này tập trung phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế về khía cạnh ngành trong nông nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2015 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0105 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 200-208 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 Hoàng Phan Hải Yến Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, trường Đại học Vinh Tóm tắt. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế nông nghiệp của Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng nền nông nghiệp hàng hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; song sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm và bộc lộ nhiều hạn chế. Bài viết này tập trung phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế về khía cạnh ngành trong nông nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015. Từ khóa: Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1. Mở đầu Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi về tỉ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành thuộc ngành hay lĩnh vực nông nghiệp theo một chủ đích nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, sự thay đổi tỉ lệ về quy mô sản xuất, giá trị sản lượng giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của nông nghiệp theo một hướng nào đó nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế tối đa. Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với 1.648.162 ha, chiếm 4,98% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 1.463,64 nghìn ha, tương đương 88,8%. Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 3.063.944 người, dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 41,4%. [1] Việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp. Các nghiên cứu phần lớn đề cập đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững [4] , chuyển dịch cơ cấu cây trồng [5] , chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp [6] của một địa phương cụ thể chứ chưa nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao Ngày nhận bài: 15/7/2017. Ngày sửa bài: 11/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Hoàng Phan Hải Yến, e-mail: hoangphanhaiyen@vinhuni.edu.vn1 200 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015 hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An theo hướng phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là rất cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu của bài báo được tác giả tính toán, phân tích từ các nguồn như: Niên giám thống kê của Cục Thống kê Nghệ An, các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp. Những số liệu sơ cấp được thu thập và sau đó tính toán thành các bảng biểu để dễ so sánh, nhận xét và phân tích. Tất cả các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2000 đến 2015, một số khác cập nhật đến 2016. Đề đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu, bài báo đã sử dụng kết hợp các phương pháp như: - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu (thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp): Số liệu liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản ở vùng bờ tỉnh Nghệ An được thu thập thông qua Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Nghệ An, thu thập từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các văn bản nêu trên, tác giả đã tiến hành phân tích, tổng hợp góp phần làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An. - Phương pháp khảo sát thực địa: Tác giả tiến hành thực địa khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và các hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy sản ở các huyện thị phát triển mạnh về nông nghiệp, tiếp xúc với nông dân và các chủ trang trại trong nông nghiệp để nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Đây là phươn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2015 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0105 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 200-208 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 Hoàng Phan Hải Yến Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, trường Đại học Vinh Tóm tắt. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế nông nghiệp của Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng nền nông nghiệp hàng hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; song sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm và bộc lộ nhiều hạn chế. Bài viết này tập trung phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế về khía cạnh ngành trong nông nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015. Từ khóa: Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1. Mở đầu Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi về tỉ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành thuộc ngành hay lĩnh vực nông nghiệp theo một chủ đích nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, sự thay đổi tỉ lệ về quy mô sản xuất, giá trị sản lượng giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của nông nghiệp theo một hướng nào đó nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế tối đa. Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với 1.648.162 ha, chiếm 4,98% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 1.463,64 nghìn ha, tương đương 88,8%. Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 3.063.944 người, dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 41,4%. [1] Việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp. Các nghiên cứu phần lớn đề cập đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững [4] , chuyển dịch cơ cấu cây trồng [5] , chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp [6] của một địa phương cụ thể chứ chưa nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao Ngày nhận bài: 15/7/2017. Ngày sửa bài: 11/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Hoàng Phan Hải Yến, e-mail: hoangphanhaiyen@vinhuni.edu.vn1 200 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015 hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An theo hướng phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là rất cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu của bài báo được tác giả tính toán, phân tích từ các nguồn như: Niên giám thống kê của Cục Thống kê Nghệ An, các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp. Những số liệu sơ cấp được thu thập và sau đó tính toán thành các bảng biểu để dễ so sánh, nhận xét và phân tích. Tất cả các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2000 đến 2015, một số khác cập nhật đến 2016. Đề đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu, bài báo đã sử dụng kết hợp các phương pháp như: - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu (thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp): Số liệu liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản ở vùng bờ tỉnh Nghệ An được thu thập thông qua Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Nghệ An, thu thập từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các văn bản nêu trên, tác giả đã tiến hành phân tích, tổng hợp góp phần làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An. - Phương pháp khảo sát thực địa: Tác giả tiến hành thực địa khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và các hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy sản ở các huyện thị phát triển mạnh về nông nghiệp, tiếp xúc với nông dân và các chủ trang trại trong nông nghiệp để nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Đây là phươn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Social science Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Biến đổi khí hậu Phát triển bền vữngGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 346 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 323 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 317 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 287 0 0 -
95 trang 268 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 245 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
10 trang 213 0 0
-
13 trang 209 0 0
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 208 0 0