Danh mục

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Kết quả học tập và sự hài lòng của người học khi học theo phương thức kết hợp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.24 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Kết quả học tập và sự hài lòng của người học khi học theo phương thức kết hợp" tập trung vào sự chuyển đổi từ phương thức học truyền thống sang phương thức học kết hợp, áp dụng phương pháp tiếp cận định lượng để kiểm định giả thuyết về các tác động tích cực của nhận thức về sự hữu ích, động lực học theo phương thức kết hợp, tương tác giữa người dạy và người học, và tương tác giữa những người học đến kết quả học tập và sự hài lòng của người học. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tác động tích cực của nhận thức về sự hữu ích và tương tác giữa người dạy và người học đối với kết quả học tập và sự hài lòng của người học; đồng thời nghiên cứu này cũng khẳng định tác động tích cực của động lực học theo phương thức kết hợp đối với sự hài lòng của người học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Kết quả học tập và sự hài lòng của người học khi học theo phương thức kết hợp CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC KHI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC KẾT HỢP Vũ Hoàng Nam1 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào sự chuyển đổi từ phương thức học truyền thống sang phương thức học kết hợp, áp dụng phương pháp tiếp cận định lượng để kiểm định giả thuyết về các tác động tích cực của nhận thức về sự hữu ích, động lực học theo phương thức kết hợp, tương tác giữa người dạy và người học, và tương tác giữa những người học đến kết quả học tập và sự hài lòng của người học. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tác động tích cực của nhận thức về sự hữu ích và tương tác giữa người dạy và người học đối với kết quả học tập và sự hài lòng của người học; đồng thời nghiên cứu này cũng khẳng định tác động tích cực của động lực học theo phương thức kết hợp đối với sự hài lòng của người học. Nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý chính sách bảo đảm sự thành công của việc áp dụng phương pháp học kết hợp trong giáo dục đại học. Từ khóa: Chuyển đổi số; giáo dục đại học; blended-learning.1. GIỚI THIỆU Chuyển đổi số là xu thế tất yếu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng dựa trên sựphát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đờisống xã hội, từ quản lý nhà nước đến hoạt động của các tổ chức (Vial, 2019). Các giải pháp sốhóa cùng với sự thay đổi về chiến lược, cấu trúc tổ chức và cách thức vận hành có thể giúp cáctổ chức tạo lập và củng cố lợi thế cạnh tranh của mình (Kraus và cộng sự, 2021). Đây là quátrình liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của tổ chức, như cấu trúc tổ chức, các nguồn lựcvà năng lực, các quá trình vận hành, sự ảnh hưởng của các nhóm đối tượng hữu quan bên trongvà bên ngoài tổ chức (Gong và Ribiere, 2021). Đáng chú ý là trong bối cảnh đại dịch Covid-19,sự thay đổi về cách thức vận hành của các tổ chức theo hướng đẩy mạnh sử dụng công nghệthông tin trong quá trình đáp ứng nhu cầu thị trường giúp cho các tổ chức có thể duy trì hoạtđộng, như trong lĩnh vực thương mại điện tử và giáo dục. Những thay đổi đó tất yếu dẫn đếnnhững hệ quả về nhận thức và hành vi của khách hàng. Do đó, việc nghiên cứu về chuyển đổisố không chỉ là về các quá trình của tổ chức mà còn cần đề cập đến khách hàng của tổ chứcvới tư cách là nhóm đối tượng hữu quan chịu ảnh hưởng của những thay đổi do chuyển đổi số. Nghiên cứu này được giới hạn trong lĩnh vực giáo dục đại học và tập trung vào khảo sátmột khía cạnh của quá trình chuyển đổi số: sự phổ biến của phương thức học kết hợp (blendedlearning) hiện nay và hệ quả của việc áp dụng phương thức đó đối với người học. Phương thứchọc kết hợp đã được phát triển và áp dụng trong giáo dục đại học từ nhiều năm qua (Friesen,2012; Garrison và Kanuka, 2004; Garrison và Vaughan, 2008) và được đặc biệt chú ý trong giai1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Email: namvh@neu.edu.vn440 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAMđoạn dịch Covid-19 vừa qua. Ở Việt Nam, quy định giãn cách xã hội do dịch Covid-19 khiếncho phương thức học truyền thống không thể được thực hiện và tất yếu dẫn đến sự chuyển đổisang phương thức học kết hợp để duy trì hoạt động giảng dạy và học tập. Nghiên cứu này đặttrong bối cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam và nhằm trả lời câu hỏi: Kết quả học tập và sự hàilòng của người học có thể bị tác động như thế nào bởi đặc điểm của phương thức học kết hợp(tập trung vào sự tương tác trong quá trình học) và đặc điểm của người học (tập trung vào nhậnthức về phương thức học kết hợp và động lực học theo phương thức này). Các phần tiếp theo của báo cáo này trình bày tổng quan lý thuyết, phát triển giả thuyếtnghiên cứu, mô tả phương pháp nghiên cứu, tóm tắt kết quả nghiên cứu và thảo luận các hàmý chính sách áp dụng phương thức học kết hợp trong giáo dục đại học2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Trước khi đề cập đến phương thức học kết hợp cần nói về phương thức học truyền thốngvốn đã có từ hàng nghìn năm qua. Friesen (2012) tổng hợp một số đặc điểm của phương thứchọc truyền thống, tập trung vào điều kiện cơ sở vật chất và phương thức tương tác giữa ngườidạy và người học. Cụ thể, trong phương thức học truyền thống có sự giao tiếp trực tiếp giữangười dạy và người học. Người dạy truyền đạt kiến thức cho người học thông qua quá trìnhgiảng dạy. Việc giảng dạy thường được tổ chức cho nhóm người tại một địa điểm (phòng họchay giảng đường) theo lịch trình xác định. Phòng học hay giảng đường là địa điểm khác vớinơi ở của người học. Phương thức học truyền thống cũng giúp cho những người học trong quátrình học có cơ hội giao tiếp trực tiếp với nhau. Phương thức học kết hợp hiện nay được phát triển khi công nghệ thông tin trở nên phổbiến, trong đó quan trọng nhất là sự phổ biến của mạng Internet và các nền tảng trực tuyến hỗtrợ lưu trữ thông tin và tương tác trực tuyến (Garrison và Kanuka, 2004). Trong phương thứchọc kết hợp, sự tương tác giữa người dạy và người học không cần sự hiện diện vật lý của cáccá nhân tham gia quá trình dạy và học. Các cá nhân dùng máy tính có kết nối Internet để thựchiện tương tác trực tuyến ảo với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng cho tương tác trựctuyến (có âm thanh và hình ảnh). Không gian tương tác vật lý của mỗi người học bị giới hạntrong phạm vi của chiếc màn hình máy tính của người học. Học liệu và hướng dẫn học đượclưu trữ trực tuyến và có thể được truy cập từ bất cứ đâu có kết nối Internet. Người học cũng cóthể tự học với học liệu được cung cấp và tự xây dựng tiến độ học tập cho bản thân. Sự chuyển đổi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: