Danh mục

Chuyển động cùng REDD: Khái niệm và lựa chọn cách thực hiện

Số trang: 80      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.15 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Chuyển động cùng REDD: Khái niệm và lựa chọn cách thực hiện" có nội dung gồm 5 phần. Phần 1: Các khái niệm và vấn đề cơ bản về thiết kế và thực hiện REDD; Phần 2: Nội dung chính về thiết kế thực hiện REDD và tiêu chí đánh giá lựa chọn; Phần 3: Giám sát, báo cáo và thẩm định lượng phát thải khí các-bon từ rừng; Phần 4: Đo đạc và giám sát suy thoái rừng; Phần 5: Đồng hưởng lợi từ REDD và tránh gây tổn hại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển động cùng REDD: Khái niệm và lựa chọn cách thực hiện CIFOR CHUYỂN ĐỘNG CÙNG REDD Khái niệm và lựa chọn cách thực hiện cover Biên soạn: Arild Angelsen Trung tâm Con người và Thiên nhiên biên dịch và phát hành i Chuyển động cùng REDD Khái niệm và lựa chọn cách thực hiện Biên soạn: Arild Angelsen Trung tâm Con người và Thiên nhiên biên dịch và phát hành 1 Ghi chú: Bất kỳ quan điểm hay nội dung nào trình bày trong tài liệu này đều thuộc về các tác giả. Không nhất thiết phản ánh quan điểm của tổ chức hay nhà tài trợ liên quan đến tài liệu này. Trích dẫn bản quyền: Tiếng Anh: Angelsen, A. (ed.) 2008 Moving ahead with REDD: Issues, options and implications. CIFOR, Bogor, Indonesia. Tiếng Việt: Angelsen, A. (biên tập) 2008. Chuyển động cùng REDD: Khái niệm và lựa chọn cách thực hiện. CIFOR, Bogor, Indonesia. Bản quyền hình ảnh: Trang bìa: Ryan Woo, Phần 1: Brian Belcher, Phần 2: Herwasono Soedjito, Phần 3: Carol J.P. Colfer, Phần 4 10: Agung Prasetyo, Phần 5: Edmond Dounias. Bản gốc tiếng Anh được in tại Indonesia Printer, Jakarta 156 trang ISBN 978-979-1412-76-6 do Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Center for International Forestry Research) xuất bản Jl. CIFOR, Situ Gede, Bogor Barat 16115, Indonesia Tel.: +62 (251) 8622-622; Fax: +62 (251) 8622-100 E-mail: cifor@cgiar.org Website: http://www.cifor.cgiar.org © CIFOR Bản quyền thuộc về CIFOR. Xuất bản năm 2008 Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) CIFOR thúc đẩy sự thịnh vượng của con người, bảo vệ môi trường và sự bình đẳng thông qua thực hiện các nghiên cứu để thông tin chính sách và thực hành có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển. CIFOR là một trong 15 trung tâm trực thuộc Nhóm tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR). Trụ sở chính của CIFOR đặt tại Bogor, Indonesia và có các văn phòng hoạt động ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Tổ chức CIFOR hiện đang làm việc ở trên 30 quốc gia trên toàn thế giới và có mạng lưới kết nối với chuyên gia nghiên cứu của 50 tổ chức quốc tế, khu vực và quốc gia. 2 Mục lục Lời giới thiệu 4 Giải thích thuật ngữ 6 Phần 1 Các khái niệm và vấn đề cơ bản về thiết kế và thực hiện REDD 13 Arild Angelsen và Stibniati Atmadja Phần 2 Nội dung chính về thiết kế thực hiện REDD và tiêu chí đánh giá lựa chọn 23 Arild Angelsen và Sheila Wertz-Kanounnikoff Phần 3 Giám sát, báo cáo và thẩm định lượng phát thải khí các-bon từ rừng 35 Sheila Wertz-Kanounnikoff và Louis V Verchot cùng với Makku Kanninen và Daniel Murdiyarso Phần 4 Đo đạc và giám sát suy thoái rừng 49 Daniel Murdiyarso, Margaret Skutsch, Manuel Guariguata, Markucanninen, Secilia Luttrel, Pita Verweij và Osvaldo Stelallmartins Phần 5 Đồng hưởng lợi từ REDD và tránh gây tổn hại 59 David Brown, Frances Seymour và Leo Peskett Tài liệu tham khảo 72 3 Lời giới thiệu Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) ở các nước đang phát triển là sáng kiến toàn cầu đã được Hội nghị các nước thành viên lần thứ 13 (COP13) của Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto thông qua tại Ba-li (Indonesia) năm 2007. Hàng năm, lượng khí thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển chiếm khoảng 20% so với tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu, vì thế sáng kiến REDD được hình thành từ ý tưởng giản đơn ban đầu là trả tiền cho các nước đang phát triển để làm giảm phát thải khí CO2 từ ngành rừng. Để thử nghiệm và thể chế hoá thực hiện REDD, cùng với Bolivia, Campuchia, Cộng hoà dân chủ Công-gô, Indonesia, Panama, Papua New Guinea, Paraguay, Phillipin, Salomon, Tanzania và Zambia, Việt Nam là quốc gia đã được Chương trình REDD của Liên hợp quốc (UN-REDD) lựa chọn và hỗ trợ xây dựng và thực hiện thí điểm chiến lược quốc gia về REDD từ năm 2009. REDD có tiềm năng to lớn, không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp về giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, mà còn tác động tích cực cho bảo tồn đa dạng sinh học (rừng), xoá đói giảm nghèo, phát huy quyền của người dân bản địa và hơn cả là thúc đẩy phát triển bền vững. Lợi ích của REDD sẽ được tối đa ở cả phạm vi dự án, quốc gia và toàn cầu khi chún ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: