Danh mục

Chuyển thể và liên văn bản

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 455.03 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những năm gần đây, lí thuyết chuyển thể và lí thuyết liên văn bản được các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm. Bài viết giới thiệu khái quát và thể hiện chính kiến của tác giả về hai lí thuyết đang có ảnh hưởng mạnh mẽ này trong nghiên cứu văn học và các ngành nghệ thuật khác. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích hành trình từ tác phẩm thơ đến tác phẩm điện ảnh của Long Thành cầm giả ca. Ở đây, trong sáng tác và trong nghiên cứu, chính liên kết đã tạo nên sự khác biệt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển thể và liên văn bảnTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONTẠP CHÍ KHOA HỌCJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 14, Số 5 (2017): 5-19Vol. 14, No. 5 (2017): 5-19Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vnCHUYỂN THỂ VÀ LIÊN VĂN BẢN(TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM LONG THÀNH CẦM GIẢ CA)Bùi Trần Quỳnh Ngọc*Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí MinhNgày Tòa soạn nhận được bài: 17-02-2017; ngày phản biện đánh giá: 17-5-2017; ngày chấp nhận đăng: 25-5-2017TÓM TẮTNhững năm gần đây, lí thuyết chuyển thể và lí thuyết liên văn bản được các ngành khoa họcxã hội và nhân văn trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm. Bài viết giới thiệu khái quát và thể hiệnchính kiến của tác giả về hai lí thuyết đang có ảnh hưởng mạnh mẽ này trong nghiên cứu văn họcvà các ngành nghệ thuật khác. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích hành trình từ tác phẩm thơ đến tácphẩm điện ảnh của Long Thành cầm giả ca. Ở đây, trong sáng tác và trong nghiên cứu, chính liênkết đã tạo nên sự khác biệt!Từ khóa: chuyển thể, liên văn bản, văn học, điện ảnh, Nguyễn Du, Long Thành cầm giả ca.ABSTRACTAdaptation and Intertextuality(A case study of “Long Thanh cam gia ca”)Theories of adaptation and intertextuality have currently attracted attention fromVietnamese and international researchers of social sciences and humanities. This article aims topresent writer’s viewpoint about those theories, which have strong influence on the study ofliterature and other arts. The article also examines the transformation of Long Thanh Cam Gia Cafrom a poem into a film. The link between composing and researching has created differences.Keywords: adaptation, intertextuality, works of literature, film, Nguyen Du, Long Thanhcam gia ca.Chuyển thể tác phẩm văn học sangtác phẩm điện ảnh đã và đang là hiện tượngphổ biến trong đời sống nghệ thuật thế giớivà Việt Nam. Khó có thể thống kê đượccon số chính xác những tác phẩm văn họcđã được chuyển thể thành phim. LindaHutcheon (2011), tác giả chuyên khảo “Líthuyết chuyển thể” cho biết: Theo số liệuthống kê năm 1992, 85% số tác phẩm đoạtgiải Oscar phim hay nhất là các tác phẩmchuyển thể; tác phẩm chuyển thể chiếm tới*95% các phim truyền hình ít tập và 70%các phim truyền hình từng tuần đã giànhgiải Emmy. Có thể nói, hầu hết tác phẩmvăn chương ưu tú của các dân tộc ở mọithời đại khác nhau đều đã một lần, thậmchí hơn một lần sống đời sống mới củamình dưới hình thức tác phẩm điện ảnh.Long thành cầm giả ca cũng là trường hợptiêu biểu như vậy!1.Khái niệm chuyển thể văn học –điện ảnhEmail: buitranquynhngoc@gmail.com5TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMChuyển thể (adaptation) là một thuậtngữ được sử dụng rộng rãi hiện nay khibàn về các tác phẩm điện ảnh được sángtạo trên nền tác phẩm văn học. Tác phẩmchuyển thể từng có lúc, có nơi bị coi là“thứ yếu”, “phái sinh”, “bội tín”, “tầm gửi”của tác phẩm gốc, còn tác phẩm gốc thìđược ví như “con mồi”, “nạn nhân”của tácphẩm chuyển thể.Tác phẩm chuyển thể đã được một sốnhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Namnghiên cứu. Trong giới hạn của bài viết,chúng tôi chỉ xin điểm qua một số côngtrình nổi tiếng nước ngoài.Trong công trình A Companion toLiterature, Film, and Adaptation, nhànghiên cứu điện ảnh Mĩ Thomas Leitch(2001) đã khẳng định “Chuyển thể là bảndịch” (Adaptations are translations), mộtloại bản dịch khác, và cho rằng chuyển thểlà “cuộc công kích không ngừng vào tínhổn định và toàn vẹn của văn bản”. Côngviệc tưởng như bất khả về lí thuyết, bởi cónhững điểm có tính “unadaptable” (bất khảcải biên) của nguyên tác nhưng thực chấtcũng là quá trình có thể tạo ra muôn vànsáng tạo, muôn vàn khả thể, thậm chínhững khả thể bất ngờ và đầy hấp dẫn.Cũng theo Thomas Leitch, một tác phẩmchuyển thể, dù trung thành với nguyên tác,vẫn là thực thể khác, tồn tại độc lập vớinguyên tác.Film and Literature (Điện ảnh và vănhọc) của Timothy Corrigan, đã được dịchvà xuất bản vào năm 2013, là tư liệu quývề lí thuyết chuyển thể vốn còn hạn chế ởViệt Nam. Công trình này đã giới thiệu vàphân tích khá sâu sắc mối quan hệ giữa văn6Tập 14, Số 5 (2017): 5-19học và điện ảnh trong những tư tưởng đốilập của lịch sử qua việc tiến hành khảo cứumột cách công phu mối quan hệ văn học –điện ảnh theo chiều lịch đại, từ đó tái hiệnlại các giai đoạn lịch sử, các phong tục vănhóa và các phương pháp phê bình điện ảnh.Từ khối tư liệu đồ sộ, tác giả khái quát:“Lịch sử quan hệ giữa phim ảnhvà văn chương là một lịch sử yêu ghétlẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫnnhau. Từ cuối thế kỉ XIX cho tới nay,hai cách nhìn và mô tả thế giới này đãnhiều lần khinh thường nhau, cứu rỗinhau, và làm méo mó bản ngã tự phongcủa nhau... Ngày nay chủ đề phim ảnhvà văn chương dường như trở nên sốngđộng hơn trước, cả trong và ngoàitrường học... Các cuộc tranh luận vềviệc điện ảnh đồng ng ...

Tài liệu được xem nhiều: