Danh mục

Cơ cấu xã hội của thành phố xã hội chủ nghĩa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.24 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo nội dung bài viết "Cơ cấu xã hội của thành phố xã hội chủ nghĩa" dưới đây để nắm bắt được các nhóm giai cấp xã hội và xu hướng phát triển của các nhóm giai cấp, những đặc điểm của sự di chuyển xã hội ở thành phố, địa lý học xã hội ở thành phố,...


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ cấu xã hội của thành phố xã hội chủ nghĩaXã hội học, số 4 - 1986 CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA F.S.FAJZULLIN L.T.S - Cuốn chuyên khảo “Sociologicheskie Problemy goroda” của F. S. Fajzullin (Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Xaratốp, năm 1981) nghiên cứu những vấn đề xã hội học cấp thiết, song còn ít được đề cập của thành phố. Tác giả đã xem xét thành phố với tư cách là đối tượng nghiên cứu xã hội học, nêu lên đặc điểm, quy luật phát triển và hoạt động của thành phố. Trên cơ sở các tư liệu nghiên cứu xã hội học cụ thể ở các vùng khác nhau của Liên Xô, tác giả đã phân tích cơ cấu xã hội các thành phố và đặc trưng lối sống đô thị. Bài này lược thuật chương III “Socialnaja struktura secia- listicheskogo goroda”, từ trang 117 đến trang 154. I. CÁC NHÓM GIAI CẤP - XÃ HỘI VÀ NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG Khía cạnh quan trọng nhất của tiến bộ xã hội dưới chủ nghĩa xã hội chính là sị biến đổi vị trí củacác nhóm giai cấp - xã hội trong hệ thống sản xuất xã hội, sự biến đổi quan hệ của các nhóm này dốivới tư liệu sản xuất, vai trò của họ trong việc tổ chức xã hội về lao động, cũng như những biến đổitrong quan hệ phân phối. Vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, ở các thành phố Liên Xô, sở hữu toàn dân và sở hữu tậpthể đã hoạt động, còn sở hữu tư nhân vẫn được duy trì. Lúc đó, quan hệ đối với tư liệu sản xuất là dấuhiệu chủ yếu để phân chia cơ cấu giai cấp - xã hội của nó. Song, vào giai đoạn của chủ nghĩa xã hộiphát triển, trên thực tế ở các thành phố, tất cả những người lao động đều làm việc ở các xí nghiệp và cơquan thuộc về sở hữu Nhà nước (toàn dân), vì vậy, “tiêu chuẩn quyết định khi phân tích cơ cấu xã hộicủa dân cư thành phố là tính chất của lao động”. Xuất phát từ quan điểm đó, tác giả đề nghị chia cơ cấu giai cấp xã hội các thành phố xô-viết dướichủ nghĩa xã hội phát triển thành giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức và các viên chức chủ yếu làmcác công việc trí óc. Trong nội bộ giai cấp công nhân, trí thức và viên chức tồn tại các nhóm xã hội khác nhau. Tiêuchuẩn chủ yếu quyết định sự chia tách đó là tính không đồng nhất về mặt kinh tế - xã hội của lao động.Chính tính chất của lao động đang quy định vị trí của các nhóm xã hội trong hệ thống các quan hệ kinhtế và là nền tảng cho việc giải thích những sự khác biệt, cả về văn hóa - xã hội, cả về sinh hoạt xã hộivà các khác biệt khác nữa. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 Cơ cấu xã hội… 85 Trên cơ sở đó có thể chia giai cấp công nhân thành các nhóm như công nhân không có trình độchuyên môn, có trình độ chuyên môn thấp, có trình độ chuyên môn, có trình độ chuyên môn cao vànhững công nhân - trí thức. Giới trí thức cũng được chia tách ra thành ba nhóm. Nhóm một gồm những người làm các côngviệc có trình độ chuyên môn cao mà, đối với họ, ngoài học vấn đại học còn cần phải có sự đào tạokhoa học đặc biệt và những kỹ năng sáng tạo. Nhóm hai gồm những người có trình độ chuyên môn caomà công việc của họ đòi hỏi phải có học vấn đại học. Nhóm ba gồm những người làm các công việc cótrình độ chuyên môn trung bình đòi hỏi trình độ học vấn trung học chuyên nghiệp. Giới viên chức được chia thành hai nhóm: nhóm người được đào tạo đặc biệt là nhóm những ngườimà công việc của họ không đòi hỏi phải có sự đào tạo đặc biệt. Ngoài sự khác nhau giữa các nhóm xã hội bên trong mỗi giai cấp hay tầng lớp, còn tồn tại nhữnghình thức phân hóa xã hội khác của chính các nhóm đó nhưng làm việc ở các lĩnh vực khác nhau. Sở dĩcó điều đó là do những khác biệt khác về sự phát triển cơ sở kỹ thuật giữa các ngành và bởi đặc thùcủa đối tượng lao động ở các ngành đó gây ra. Cũng do vậy, việc tách ra từ những người làm các côngviệc trí óv, nhóm người thực hiện các chức năng quản lý là điều xác đáng. Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội của các thành phố, còn cần phải tách ra nhóm những người có khảnăng lao động song không làm việc trong nền sản xuất (người về hưu, học sinh). Chính họ là nguồn dựtrữ quan trọng bổ sung vào các nhóm giai cấp, tầng lớp. Xuất phát từ những nguyên tắc phương pháp luận nêu trên, ta thấy những biến đổi chất lượng và sốlượng của cơ cấu giai cấp xã hội của thành phố xô-viết phản ánh một cách rõ ràng những xu hướng chủyếu của sự phát triển các quan hệ xã hội toàn Liên Xô nói chung. Cụ thể là: Thứ nhất, xuất phát điểm cho những biến đổi căn ...

Tài liệu được xem nhiều: