Danh mục

Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 494.40 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng được sử dụng nhiều để giúp các Thành viên giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình áp dụng các quy định điều chỉnh thương mại đa biên của tổ chức này. Bài viết phân tích kinh nghiệm của một số nước, thực trạng ở Việt Nam, hướng đến đề xuất xây dựng một cơ chế phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO CỦA VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP COORDINATION MECHANISM IN THE WTO DISPUTE SETTLEMENT OF VIETNAM: SITUATION AND SOLUTIONS Trần Thị Giang, Trần Việt Anh, Đặng Vũ Hoàng Giang, Hoàng Huệ Phương GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Hà Trường Đại học Ngoại thương (CS1) giangcsp@gmail.com TÓM TẮT Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng được sử dụng nhiều để giúp các Thành viên giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình áp dụng các quy định điều chỉnh thương mại đa biên của tổ chức này. Tuy nhiên, đây là một cơ chế phức tạp, đòi hỏi các Thành viên phải có hiểu biết và kinh nghiệm về các vấn đề mang tính chất thủ tục cũng như mang tính nội dung được đưa ra giải quyết. Vì vậy, nhiều quốc gia đã xây dựng nên cơ chế phối hợp (nội bộ hay với bên ngoài) để có thể tận dụng được các nguồn lực phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có liên quan đến tranh chấp. Việt Nam, sau hơn chín năm gia nhập WTO, là nguyên đơn trong ba vụ tranh chấp và là bên thứ ba trong hơn hai mươi vụ tranh chấp được giải quyết tại WTO. Tuy nhiên, việc thiếu vắng cơ chế phối hợp đã gây ra không ít khó khăn cho Việt Nam. Do đó, đề tài này, từ việc phân tích kinh nghiệm của một số nước, thực trạng ở Việt Nam, hướng đến đề xuất xây dựng một cơ chế phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Từ khóa: Cơ chế phối hợp, giải quyết tranh chấp, WTO, Việt Nam. ABSTRACT Dispute settlement mechanism of World Trade Organization is increasingly wielded to settle disputes arising in the course of applying the provisions governing multilateral trade of this organization. Nevertheless, this complex mechanism requires the Members to have knowledge and experience on the issues of procedure and content cited. Thus, many states have built up a coordination mechanism (internal or external) to utilize the resources serving for dispute settlement and ensure the interest of actors relating the disputes. Vietnam, after more than 9 years taking part in WTO, played the role as a complainant and third party in more than 20 disputes at the WTO. However, the shortage of coordination mechanism triggered many difficulties for Vietnam. Thus, this research, from the analysis of the experiences of some states and situation in Vietnam, suggests build up a mechanism consistent with the conditions and circumstances of Vietnam. Keywords: coordinating mechanism, dispute settlement, WTO, Vietnam. 1. Giới thiệu Cơ chế giải quyết tranh của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời trên cơ sở kế thừa các quy định về giải quyết tranh chấp của GATT năm 1947 và tuân thủ theo các quy định trong Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp (DSU). Kể từ khi được áp dụng, cơ chế này đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các tranh chấp giữa các Thành viên của WTO. Tuy nhiên, đây là một cơ chế phức tạp, do đó, để đảm bảo có thể vận dụng một cách hiệu quả cơ chế này trong việc bảo vệ các lợi ích thương mại của mình, nhiều Thành viên đã xây dựng cơ chế phối hợp giữa nội bộ các cơ quan nhà nước và với các chủ thể bên ngoài. Sau khi trở thành Thành viên chính thức vào tháng 1/2007, Việt Nam đã khá tích cực và chủ động tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Tuy nhiên, việc thiếu vắng một cơ chế phối hợp giữa các chủ thể có liên quan đã gây ra không ít khó khăn cho Việt Nam. Chính vì vậy, việc xây dựng một cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO là cần thiết. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả trước tiên sẽ tập trung tìm hiểu cơ sở lý thuyết của cơ chế phối hợp trong 378 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD giải quyết tranh chấp tại WTO và phân tích kinh nghiệm xây dựng và áp dụng cơ chế này ở một số Thành viên tham gia tích cực vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc hay Thái Lan. Tiếp theo, nhóm tác giả viết sẽ phân tích thực trạng sự phối hợp của các chủ thể công, tư hay các chủ thể khác của Việt Nam trong ba vụ kiện DS404, DS429 và DS496 cũng như trong các vụ tranh chấp mà ở đó Việt Nam đã tham gia với tư cách là bên thứ ba, từ đó, đưa ra những kiến nghị để có thể ban hành một cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp tại WTO đối với Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp “Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp”1 là phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Cũng giống như các cơ chế khác, cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp có chủ thể phụ thuộc vào lĩnh vực xảy ra tranh chấp và có nội dung gồm hai phần chính: (1) xác định được vai trò, nghĩa vụ của các chủ thể, đặc biệt phải chỉ ra được cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, (2) xác định được mối quan hệ giữa các chủ thể trên. 2.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, theo các quy định trong DSU, thiết lập các thiết chế, quy trình và thủ tục để giải quyết các tranh chấp phát sinh, nhằm bảo đảm sự tuân thủ của các Thành viên đối với các hiệp định đa biên của tổ chức. DSU được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp. DSU thiết lập Cơ ...

Tài liệu được xem nhiều: