Cơ hội và thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 351.50 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2021, đồng thời sẽ chỉ ra những cơ hội, thách thức và những định hướng trong năm 2022.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thu Giang Khoa Quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Tóm tắt Việt Nam là một thị trường tiềm năng, đầy hứa hẹn cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm. Với dân số đông, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, yêu cầu nâng cao chất lượng sống cũng cũng đang được nâng lên một cách đáng kể. Nhu cầu mua bảo hiểm ở tất cả các hình thức đang gia tăng nhanh ở mọi đối tượng, thành phần và độ tuổi cư dân. Bảo hiểm là một ngành tuy mới mẻ đối với Việt Nam nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh. Thu nhập từ bảo hiểm cho GDP luôn là 2 con số, lớn hơn khá nhiều quốc gia. Hơn nữa, ý thức về mua bảo hiểm, nhất là bảo hiểm y tế, bảo hiểm giáo dục, bảo hiểm nhân thọ… của người dân cũng ngày cào cao và phổ biến hơn. Đặc biệt gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng có nhiều công ty nước ngoài tham gia với các loại hình bảo hiểm đa dạng, phong phú. Vì vậy, ngành Bảo hiểm có rất nhiều cơ hội để phát triển. Bài viết phân tích tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2021, đồng thời sẽ chỉ ra những cơ hội, thách thức và những định hướng trong năm 2022. Từ khóa: Chính sách bảo hiểm, ngành Bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, tăng trưởng kinh tế, dịch vụ bảo hiểm 1. Đặt vấn đề Năm 2021, sự bùng phát trở lại và kéo dài của đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến mọi mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam. Mặc dù vậy, ngành Bảo hiểm cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, các chỉ tiêu quan trọng của thị trường bảo hiểm trong năm 2021 đều duy trì tăng trưởng 2 con số. Năm 2022 có những thời cơ để ngành Bảo hiểm đẩy mạnh phát triển với nhiều đột phá trên thị trường bảo hiểm về sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng và ứng dụng công nghệ số. Điều đó giúp các doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người dân về bảo vệ sức khỏe, mang đến những trải nghiệm tối ưu và duy trì sự tăng trưởng bền vững của ngành Bảo hiểm. 2. Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021 Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến các cá nhân, doanh nghiệp, xã hội và thị trường trên phạm vi toàn cầu. Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2021 cũng chịu ảnh hưởng 105 đáng kể bởi đại dịch COVID-19 khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua (tốc độ tăng trưởng hằng năm kép - Compounded Annual Growth Rate – CAGR, xấp xỉ 3,3%) bị đứt gãy. Ở chiều hướng ngược lại, thị trường bảo hiểm trong nước vẫn tăng trưởng ổn định với tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng khoảng 15,68% so với cùng kỳ năm 2020. Thông tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, tính tới cuối năm 2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 24 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Tính tới cuối năm 2021, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm đạt 710.002 tỷ đồng, tăng 23,86% so với cùng kỳ năm 2020. Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 577.069 tỷ đồng, tăng 22,24% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2021 đạt 455.606 tỷ đồng, tăng 24,89% so với cùng kỳ năm 2020. Cũng theo số liệu từ cơ quan quản lý, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các DNBH đạt 152.484 tỷ đồng, tăng 19,34% so với cùng kỳ năm 2020; tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 214.958 tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm 2020; chi trả quyền lợi bảo hiểm đạt 49.561 tỷ đồng, tăng 1,68% so với cùng kỳ năm 2020. Hình 1. Tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ bảo hiểm 11 tháng đầu năm 2021 Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, trong năm 2021, tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm đạt 12.715 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2020. Trong đó, phí bảo hiểm gốc thu xếp qua môi giới đạt 7.499 tỷ đồng, tăng 8,76% so với năm 2020; phí tái bảo hiểm thu xếp qua môi giới đạt 5.216 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2020. Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm năm 2021 đạt 990 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020; tổng doanh thu phí dịch vụ đạt 32 tỷ đồng; doanh thu tài chính và doanh thu khác đạt 17 tỷ đồng. 106 Tổng tài sản của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đạt 1.161 tỷ đồng, tăng 16,38% so với năm 2020. Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đạt 615 tỷ đồng, tăng 34,66% so với năm 2020. Bước sang năm 2022, mặc dù diễn biến của dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, đồng thời, sự phục hồi của nền kinh tế còn nhiều thách thức, khó khăn, tuy nhiên, thị trường bảo hiểm vẫn dự kiến khá tích cực. Theo đó, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều dự báo, thị trường vẫn sẽ duy trì tăng trưởng 2 con số. Theo đó, tổng tài sản thị trường bảo hiểm năm 2022 ước đạt 808.908 tỷ đồng, tăng 13,93% so với cùng kỳ năm 2021. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 677.036 tỷ đồng, tăng 17,32% so với năm 2021. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 533.758 tỷ đồng, tăng 17,15% so với năm 2021. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu các DNBH năm 2022 ước đạt 165.069 tỷ đồng, tăng 8,25% so với năm 2021; tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2022 ước đạt 253.730 tỷ đồng, tăng 18,04% so với năm 2021; chi trả quyền lợi bảo hiểm trong 2022 ước đạt 58.291 tỷ đồng, tăng 17,61% so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm ước đạt 14.513 tỷ đồng, tăng 1 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thu Giang Khoa Quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Tóm tắt Việt Nam là một thị trường tiềm năng, đầy hứa hẹn cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm. Với dân số đông, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, yêu cầu nâng cao chất lượng sống cũng cũng đang được nâng lên một cách đáng kể. Nhu cầu mua bảo hiểm ở tất cả các hình thức đang gia tăng nhanh ở mọi đối tượng, thành phần và độ tuổi cư dân. Bảo hiểm là một ngành tuy mới mẻ đối với Việt Nam nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh. Thu nhập từ bảo hiểm cho GDP luôn là 2 con số, lớn hơn khá nhiều quốc gia. Hơn nữa, ý thức về mua bảo hiểm, nhất là bảo hiểm y tế, bảo hiểm giáo dục, bảo hiểm nhân thọ… của người dân cũng ngày cào cao và phổ biến hơn. Đặc biệt gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng có nhiều công ty nước ngoài tham gia với các loại hình bảo hiểm đa dạng, phong phú. Vì vậy, ngành Bảo hiểm có rất nhiều cơ hội để phát triển. Bài viết phân tích tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2021, đồng thời sẽ chỉ ra những cơ hội, thách thức và những định hướng trong năm 2022. Từ khóa: Chính sách bảo hiểm, ngành Bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, tăng trưởng kinh tế, dịch vụ bảo hiểm 1. Đặt vấn đề Năm 2021, sự bùng phát trở lại và kéo dài của đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến mọi mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam. Mặc dù vậy, ngành Bảo hiểm cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, các chỉ tiêu quan trọng của thị trường bảo hiểm trong năm 2021 đều duy trì tăng trưởng 2 con số. Năm 2022 có những thời cơ để ngành Bảo hiểm đẩy mạnh phát triển với nhiều đột phá trên thị trường bảo hiểm về sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng và ứng dụng công nghệ số. Điều đó giúp các doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người dân về bảo vệ sức khỏe, mang đến những trải nghiệm tối ưu và duy trì sự tăng trưởng bền vững của ngành Bảo hiểm. 2. Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021 Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến các cá nhân, doanh nghiệp, xã hội và thị trường trên phạm vi toàn cầu. Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2021 cũng chịu ảnh hưởng 105 đáng kể bởi đại dịch COVID-19 khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua (tốc độ tăng trưởng hằng năm kép - Compounded Annual Growth Rate – CAGR, xấp xỉ 3,3%) bị đứt gãy. Ở chiều hướng ngược lại, thị trường bảo hiểm trong nước vẫn tăng trưởng ổn định với tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng khoảng 15,68% so với cùng kỳ năm 2020. Thông tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, tính tới cuối năm 2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 24 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Tính tới cuối năm 2021, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm đạt 710.002 tỷ đồng, tăng 23,86% so với cùng kỳ năm 2020. Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 577.069 tỷ đồng, tăng 22,24% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2021 đạt 455.606 tỷ đồng, tăng 24,89% so với cùng kỳ năm 2020. Cũng theo số liệu từ cơ quan quản lý, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các DNBH đạt 152.484 tỷ đồng, tăng 19,34% so với cùng kỳ năm 2020; tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 214.958 tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm 2020; chi trả quyền lợi bảo hiểm đạt 49.561 tỷ đồng, tăng 1,68% so với cùng kỳ năm 2020. Hình 1. Tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ bảo hiểm 11 tháng đầu năm 2021 Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, trong năm 2021, tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm đạt 12.715 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2020. Trong đó, phí bảo hiểm gốc thu xếp qua môi giới đạt 7.499 tỷ đồng, tăng 8,76% so với năm 2020; phí tái bảo hiểm thu xếp qua môi giới đạt 5.216 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2020. Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm năm 2021 đạt 990 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020; tổng doanh thu phí dịch vụ đạt 32 tỷ đồng; doanh thu tài chính và doanh thu khác đạt 17 tỷ đồng. 106 Tổng tài sản của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đạt 1.161 tỷ đồng, tăng 16,38% so với năm 2020. Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đạt 615 tỷ đồng, tăng 34,66% so với năm 2020. Bước sang năm 2022, mặc dù diễn biến của dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, đồng thời, sự phục hồi của nền kinh tế còn nhiều thách thức, khó khăn, tuy nhiên, thị trường bảo hiểm vẫn dự kiến khá tích cực. Theo đó, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều dự báo, thị trường vẫn sẽ duy trì tăng trưởng 2 con số. Theo đó, tổng tài sản thị trường bảo hiểm năm 2022 ước đạt 808.908 tỷ đồng, tăng 13,93% so với cùng kỳ năm 2021. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 677.036 tỷ đồng, tăng 17,32% so với năm 2021. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 533.758 tỷ đồng, tăng 17,15% so với năm 2021. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu các DNBH năm 2022 ước đạt 165.069 tỷ đồng, tăng 8,25% so với năm 2021; tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2022 ước đạt 253.730 tỷ đồng, tăng 18,04% so với năm 2021; chi trả quyền lợi bảo hiểm trong 2022 ước đạt 58.291 tỷ đồng, tăng 17,61% so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm ước đạt 14.513 tỷ đồng, tăng 1 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm Tăng trưởng kinh tế Dịch vụ bảo hiểm Thị trường bảo hiểm Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 723 3 0 -
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 292 0 0 -
16 trang 263 1 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 248 0 0 -
18 trang 217 0 0
-
13 trang 193 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 164 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 152 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0