Danh mục

cơ học môi trường liên tục: phần 2 - dương văn thứ (chủ biên)

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.58 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "cơ học môi trường liên tục" giới thiệu tới người đọc các kiến thức: các định luật cơ bản của cơ học môi trường liên tục và các mô hình môi trường liên tục, lý thuyết đàn hồi tuyến tính, bài toán đàn hồi tuyến tính phẳng trong hệ tọa độ descartes, bài toán đàn hồi tuyến tính phẳng trong hệ tọa độ cực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
cơ học môi trường liên tục: phần 2 - dương văn thứ (chủ biên) CHƯƠNG IV CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA CƠ HỌC MÔI TRƯỜNG LIÊN TỤC VÀ CÁC MÔ HÌNH MÔI TRƯỜNG LIÊN TỤC 4.1. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỤC CỦA KHỐI LƯỢNG Một thuộc tính cơ bản của môi trường vật chất là khối lượng. Xét phần MTLT chiếm thể tích V trong không gian với diện tích bao quanh S. Ở thời điểm t nào đó, tổng khối lượng vật chất chứa trong V được tính như sau: m = ∫ ρ( xi , t)dV (4-1) V Trong đó ρ( x i , t) là hàm mật độ khối lượng vật chất. Định luật bảo toàn Khối lượng khẳng định rằng: Tổng khối lượng vật chất của phần MTLT chứa trong thể tích V này không đổi theo thời gian trong suốt quá trình chuyển động. dm d (4-2) = ∫ ρ( xi , t)dV = 0 dt dt V Điều này cũng có nghĩa là, trong một đơn vị thời gian, độ biến thiên khối lượng vật chất chứa trong thể tích V ∂ρ Δm = ∫ dV (a) ∂t V bằng khối lượng vật chất chuyển từ ngoài vào miền đang xét qua bề mặt S. rr % Δm = − ρ.v.n.dS ∫ (b) S ∂ρ là độ biến thiên mật độ khối lượng vật chất theo thời gian. ∂t r v là véc tơ vận tốc chuyển động của phần tử vật chất môi trường. r n là véc tơ đơn vị pháp tuyến ngoài của mặt ds. Dấu trừ để chỉ lượng vật chất chuyển vào môi trường qua mặt S ngược chiều với véc tơ pháp tuyến ngoài. Áp dụng định lý div (1-21) cho (b) ta có: rr r ∂ (ρvi ) ° (c) Δm = − ∫ ρ.v.n.dS = − ∫ div(ρv)dV = − ∫ dV ∂xi S V V Trong đó: Theo định luật bảo toàn Khối lượng: % % Δm = Δm hay Δm − Δm = 0 ∂ρ hay: ⎡ ∂ρ ⎤ ∂ (ρvi ) ∂ dV = ∫ ⎢ + (ρvi ) ⎥ dV = 0 ∂xi ∂t ∂xi ⎦ V V⎣ ∫ ∂t dV + ∫ V Vì thể tích V tuỳ ý, nên biểu thức dưới dấu tích phân trong (d) phải bằng không. ∂v ∂ρ ∂ ∂ρ ∂ρ (ρvi ) = vi + ρ i = 0 + + ∂t ∂xi ∂t ∂xi ∂xi (d) (e) Theo (2-11) dρ ∂ρ ∂ρ , thay vào (e) được: vi = + dt ∂t ∂xi ∂v dρ (4-3) +ρ i = 0 dt ∂xi r dρ hay ở dạng véc tơ + ρdivv = 0 (4-3)’ dt Phương trình (4-3)’ viết ở dạng véc tơ, nên đúng cho mọi hệ toạ độ, còn (4-3) viết trong hệ toạ độ Euler, gọi là phương trình liên tục khối lượng. Phương trình (4-3) cũng có thể nhận được bằng cách biến đổi trực tiếp phương trình (4-2) Phương trình liên tục (4-3) rất quan trọng khi khảo sát môi trường chất lỏng hay chất khí. Đối với chất rắn, do khối lượng rất lớn, sự thay đổi khối lượng coi như không đáng kể, nên phương trình liên tục luôn luôn tự thoả mãn. dρ Trong môi trường không nén được, mật độ vật chất không phụ thuộc thời gian, = 0 , nên dt phương trình liên tục này đơn giản còn: r ∂vi (4-4) = 0 hay divv = 0 ∂xi Phương trình liên tục (4-3)’ viết trong toạ độ Lagrange có thể xem trong [4]. 4.2. ĐỊNH LÝ BIẾN THIÊN ĐỘNG LƯỢNG r u r Khi môi trường chuyển động với trường vận tốc v dưới tác dụng của lực khối P và lực mặt uu r q n , thì định lý biến thiên động lượng nói rằng: Tại thời điểm t nào đó, tốc độ biến thiên theo thời gian của động lượng đối với phần MTLT chứa trong thể tích V, bằng tổng các lực ngoài tác dụng lên miền xét. r u r uu r d (4-5) ρvdV = ∫ PdV + ∫ q n dS ∫ dt V V S r (a) Trong đó: ∫ ρ vdV là động lượng tổng cộng của phần môi trường có thể tích V V u r PdV ∫ là tổng lực khối (lực thể tích) tác động trong môi trường. (b) uu r q n dS ∫ là tổng lực mặt tác động trên mặt bao quanh môi trường. (c) V S Từ (4-5) ta cũng có thể dẫn ra phương trình chuyển động (3-33). Muốn vậy, trước hết ta chuyển tích phân mặt (c) về tích phân thể tích nhờ định lý div (1-21), sau đó thực hiện các biến đổi toán học thông thường, kết hợp với (4-3) sẽ nhận được (3-33). 4.3. ĐỊNH LÝ BIẾN THIÊN MÔ MEN ĐỘNG LƯỢNG Cũng xét phần MTLT như trên, ta có định lý biến thiên mô men động lượng phát biểu như sau: Tốc độ biến thiên theo thời gian của mômen động lượng đối với phần MTLT chứa trong thể tích V đối với điểm cố định nào đó, bằng tổng mô men, cũng lấy đối với điểm đó, của các lực ngoài tác dụng trên miền xét. r r u u r r u uu r r d u (4-6) R x ρvdV = ∫ R x PdV + ∫ R x q n dS ∫ dt V V S u r Trong đó, R là bán kính véc tơ của các điểm thuộc môi trường đối với tâm mô men. u r r R x ρ vdV là mô men động lượng tổng cộng của phần môi trường thể tích V ∫ V lấy đối với tâm mô men. u u r r u r ∫ R x PdV + ∫ R V x uu r q n dS là tổng mô men của lực thể tích và lực mặt lấy đối với S tâm mô men. Từ (4-6) ta cũng có thể dẫn ra định luật đối ứng của ứng suất tiếp (3-32). 4.4. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG - PHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG Trong vật lý học, ta đã được biết một định luật tổng quát về năng lượng, đó là định luật bảo toàn năng lượng, nói rằng: Tổng tốc độ biến thiên theo thời gian của động năng và nội năng của hệ, bằng tổng công cơ học của lực ngoài và công của các dòng năng lượng khác trong một đơn vị thời gian (còn gọi là công suất của lực ngoài và của các dòng năng lượng khác). Các dòng năng lượng khác nói ở đây có thể là nhiệt năng, điện năng, quang năng..v..v…Trong khuôn khổ giáo trình môn CHMTLT, ở đây chúng tôi chỉ nhắc lại nội dung cơ bản của định luật này trong trường hợp liên quan tới cơ năng và nhiệt năng, nhằm phục vụ cho việc giải các bài toán của CHMTLT. ...

Tài liệu được xem nhiều: