Danh mục

Cơ hội nào cho nhân sự quản trị kinh doanh trong ngành ngân hàng

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.21 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này thực hiện với 46 đối tượng phỏng vấn là các nhân viên quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng đang làm việc tại các ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm đều đóng vai trò then chốt đối với cơ hội nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng nói chung và nhân viên quản trị kinh doanh nói riêng và không có sự khác biệt về cơ hội nghề nghiệp giữa nhân viên chuyên ngành quản trị kinh doanh và ngành tài chính ngân hàng khi làm việc tại ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội nào cho nhân sự quản trị kinh doanh trong ngành ngân hàng 9. CƠ HỘI NÀO CHO NHÂN SỰ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TS. Nguyễn Gia Ninh –Ths. Hồ Thị Thu Hồng – Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Cơ hội nghề nghiệp là một khái niệm được nghiên cứu rộng rãi trong quản trị nhân sự, tuy nhiên cơ hội nghề nghiệp của nhân sự các chuyên ngành quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng trong ngành ngân hàng vẫn ít được nghiên cứu đặc biệt trong điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu này thực hiện với 46 đối tượng phỏng vấn là các nhân viên quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng đang làm việc tại các ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm đều đóng vai trò then chốt đối với cơ hội nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng nói chung và nhân viên quản trị kinh doanh nói riêng và không có sự khác biệt về cơ hội nghề nghiệp giữa nhân viên chuyên ngành quản trị kinh doanh và ngành tài chính ngân hàng khi làm việc tại ngân hàng. Các hàm ý và hướng nghiên cứu tương lai cũng được đề xuất. Từ khoá: Cơ hội nghề nghiệp; ngân hàng; kỹ năng; nhân sự quản trị kinh doanh. 1. Đặt vấn đề Theo thống kê của website www.ub.com.vn được điều hành bởi UB Vietnam – một thành viên của Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam, từ tháng 2/2020 các ngân hàng đang tuyển dụng hàng ngàn nhân sự cho vị trí mới, ví dụ các vị trí tuyển dụng phong phú từ các ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank và các ngân hàng nhỏ hơn ví dụ như SHB, MSB, VIB, SeaBank,… (Lam Duy, 2020). Các vị trí được tuyển dụng rất đa dạng từ các vị trí chuyên viên chính sách nhân sự, kế hoạch nhân sự, marketing số, chuyên viên hỗ trợ dự án, đến hoạch định chiến lược, chuyên viên tín dụng, chuyên viên tư vấn, … (Lam Duy, 2020). Bên cạnh đó, mức lương trong ngành ngân hàng được đánh giá là ở mức khá cao so với các ngành nghề khác trong xã hôi, ví dụ các ngân hàng lớn như Vietcombank hoặc Techcombank có khả năng trả trên 30 triệu/tháng. Trung bình lương nhân viên là trên 20 triệu/tháng, và mức thấp cũng từ 15-18 triệu cho nhân viên các ngân hàng nhỏ hơn như LienVietPostBank, SeABank, BacABank, Vietbank… (Quang Thắng, 2020). Điều này chứng tỏ có cơ hội rất lớn cho nhân sự các ngành nghề được tham gia vào ngành ngân hàng với cơ hội được hưởng mức lương cao. Song song câu chuyện cơ hội cho nhân sự tham gia vào ngành ngân hàng là câu chuyện nhân sự ngành kinh doanh. Phải nhận xét rằng ngành quản trị kinh doanh (QTKD) là một ngành thường đứng thứ hạng cao về số lượng hồ sơ nộp vào các trường đại học, tuy vậy một vấn đề nhức nhối đi theo đó là QTKD cũng là ngành đứng top đầu 76 về số lượng nhân sự thất nghiệp (Toplist.vn, 2018; Vnexpress, 2017). Điều này dẫn đến việc cơ hội cho nhân sự QTKD tham gia vào ngành ngân hàng là rất lớn, qua đó giúp giải bài toán thất nghiệp ngành QTKD và cơn khát nhân sự cho ngành ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu nhân sự QTKD có khai thác được cơ hội rộng mở trong ngành ngân hàng và tận dụng cơ hội làm việc đó để thăng tiến lâu dài trong ngành ngân hàng hay không? Kỹ năng nào cần thiết cho nhân sự QTKD để có được công việc bền vững với cơ hội thăng tiến lâu dài trong ngành ngân hàng? Mức lương có thể quan trọng, nhưng liệu nhân sự QTKD có trụ được lâu dài để hưởng mức lương đó thậm chí thăng tiến lên vị trí cao hơn để hưởng mức lương cao hơn trước tình trạng biến động nhân sự trong ngành ngân hàng là khá lớn (Quang Thắng, 2019). Để trả lời cho các câu hỏi trên cần các nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu về cơ hội nghề nghiệp của nhân sự QTKD trong ngành ngân hàng để trả lời cho các câu hỏi bức thiết trên. Do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định rõ các kỹ năng nào cần thiết cho nhân sự QTKD trong ngành ngân hàng và cơ hội nghề nghiệp của nhân sự QTKD trong ngành này. Từ đó đóng góp vào lý thuyết quản trị nhân sự cũng như cung cấp các thông tin thực tế hỗ trợ nhân sự QTKD có thể quyết định đúng đắn việc có nên làm việc trong ngành ngân hàng hay không, và nếu quyết định làm việc trong ngành ngân hàng thì các kỹ năng nào nên rèn dũa nhằm có cơ hội thăng tiến lâu dài. Và nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin cho các nhà quản trị ngân hàng về việc tuyển dụng nhân sự QTKD vào làm việc tại ngân hàng của họ cũng như các kỹ năng nào nên đào tạo nhân viên nói chung, đặc biệt là nhân sự QTKD nói riêng. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Cơ hội nghề nghiệp (Career Opportunities) Cơ hội nghề nghiệp được định nghĩa là sự nhận thức chung của nhân viên rằng có các các công việc hoặc vị trí phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và sở thích của họ trong công ty (Kraimer, Seibert, Wayne, Liden, & Bravo, 2011). Nói cách khác, cơ hội nghề nghiệp là mức độ mà nhân viên nhận thấy rằng có các cơ hội nghề nghiệp trong công ty mà họ có thể vươn tới trong tương lai. Nhìn chung, cơ hội nghề nghiệp được xem là một khái niệm tích cực trong các nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: