Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 371.45 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày khái quát về TPP; Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi TPP chính thức được ký kết; Nhà nước và doanh nghiệp cần làm gì để phát huy cơ hội và đối phó với thách thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP ThS. Nguyễn Thị Minh Quế Tóm tắt Sau 5 năm tích cực đàm phán, sáng ngày 05/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch sử đối với 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaixia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam) với tuyên bố chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là bước ngoặt lịch sử đối với các nước thành viên TPP, trong đó có Việt Nam. Với những tiêu chuẩn cao và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, cân bằng, góp phần tăng cường sự minh bạch, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo; TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm; TPP cũng sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Tuy vậy, TPP không chỉ mở ra nhiều cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. 1. Khái quát về TPP 1.1. Sự ra đời của TPP TPP có nguồn gốc từ Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) ký năm 2005, giữa bốn nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Từ tháng 9-2008, lần lượt các nước Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản tham gia đàm phán thành lập TPP. Hiệp định này được các thành viên kỳ vọng sẽ thiết lập một trật tự thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hỗ trợ thương 721 mại, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy cải cách thể chế ở các nước. TPP có được thuận lợi cơ bản do các thành viên tham gia đàm phán đều là các nước đã và đang cam kết mạnh mẽ với thương mại tự do. Ngày 5/10/2015, tại Át-lan-ta (Hoa Kỳ) 12 quốc gia thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP) đã kết thúc đàm phán. Khi hoàn tất quá trình xem xét nội dung và được Quốc hội các nước thành viên thông qua, TPP sẽ chính thức trở thành khu vực kinh tế có quy mô lớn nhất toàn cầu, với hơn 790 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 giá trị thương mại thế giới. Hình 1. Các nước tham gia TPP Ảnh: Vietq. TPP được đánh giá là một hiệp định mẫu mực cho thế kỷ XXI, bởi so với các thỏa thuận thương mại khác ở khu vực cũng như toàn cầu, nó vượt trội ở cả tầm vóc và sức ảnh hưởng. Về phạm vi, các yêu cầu đàm phán trong TPP mở rộng hơn nhiều so với khung khổ các cam kết trong WTO. Nội dung hiệp định bao gồm tự do hóa hầu hết các lĩnh vực liên quan đến thương mại hàng hóa của khoảng 20.000 dòng hàng hóa (chiếm 90% tổng số các dòng hàng hóa của các nước thành viên), tự do hóa thương mại dịch vụ ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực được nhiều nước coi là “nhạy cảm” như tài chính - ngân hàng... tăng cường các biện pháp tiếp cận thị trường ở cả những ngành trước đây từng được một số nước xem là thuộc phạm trù “an ninh quốc gia”. 722 Những quy định sở hữu trí tuệ cũng được đề cập trong các vòng đàm phán TPP với các yêu cầu cao hơn, chế tài mạnh hơn. Bảo hộ sản phẩm trí tuệ là yêu cầu của mọi quốc gia trong thời đại kinh tế tri thức, không bảo vệ được sản phẩm trí tuệ sẽ khiến giới doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư mới. Yêu cầu bảo hộ trí tuệ đối với dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật... mặc dù vấp phải sự quan ngại của nhiều nước do tạo ra gánh nặng tài chính lớn cho rất nhiều ngành như sản xuất nông nghiệp, y tế,... đã được đưa vào nội dung TPP. Bên cạnh đó, nhiều nội dung phi thương mại, liên quan các vấn đề có thể sẽ tạo ra những đòi hỏi về một cuộc cải cách sâu rộng ở nhiều nước thành viên, cũng được đưa vào nội dung Hiệp định như minh bạch hóa mua sắm Chính phủ, tiêu chuẩn lao động, vai trò của công đoàn và tự do lập hội, thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho đến nay, TPP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên có riêng một phần nội dung về các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2. Bối cảnh Việt Nam tham gia TPP Nhiều năm qua, Việt Nam đã khởi xướng chính sách đổi mới, mở cửa. Thành tựu ban đầu rất đáng khích lệ và tự nó lại đặt ra những đòi hỏi mới đối với yêu cầu cải cách. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong hai thập niên qua đã đưa nền kinh tế Việt Nam lên một vị thế mới, từ nền kinh tế chậm phát triển trở thành nền kinh tế tiệm cận mức thu nhập trung bình. Quá trình cải cách kinh tế đã giúp hình thành một hệ thống kinh tế có nhiều thành phần tham gia. Sự phát triển vượt trội của khu vực kinh tế tư nhân khiến khả năng chi phối của khu vực quốc doanh trong tổng thể nền kinh tế ngày càng giảm, hơn nữa khu vực FDI cũng ngày càng cho thấy họ không muốn bị bó buộc trong phạm vị chật hẹp của các cam kết tiếp cận thị trường hiện tại. Những lực lượng này đang ngày càng đóng một vai trò lớn hơn đối với các hoạt động kinh tế cũng như các mục tiêu xã hội như tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Do đó, những đòi hỏi về một môi trường có sự cạnh tranh công bằng hơn ngày càng tăng lên từ phía họ là hoàn toàn cấp thiết và chính đáng. Sau khi gia nhập WTO, tốc độ cải cách và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vẫn khá chậm chạp. Nền kinh tế cơ bản vẫn chưa hình thành các cơ sở của sự tăng trưởng bền vững khi các doanh nghiệp nhà nước, vốn vẫn được xem là xương sống của nền kinh tế, vẫn thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ khiến cho hiệu suất tăng trưởng không hiệu quả. Trong khi đó, khu vực tư nhân vẫn chưa mạnh mẽ do nội lực yếu kém và bị p ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP ThS. Nguyễn Thị Minh Quế Tóm tắt Sau 5 năm tích cực đàm phán, sáng ngày 05/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch sử đối với 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaixia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam) với tuyên bố chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là bước ngoặt lịch sử đối với các nước thành viên TPP, trong đó có Việt Nam. Với những tiêu chuẩn cao và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, cân bằng, góp phần tăng cường sự minh bạch, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo; TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm; TPP cũng sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Tuy vậy, TPP không chỉ mở ra nhiều cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. 1. Khái quát về TPP 1.1. Sự ra đời của TPP TPP có nguồn gốc từ Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) ký năm 2005, giữa bốn nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Từ tháng 9-2008, lần lượt các nước Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản tham gia đàm phán thành lập TPP. Hiệp định này được các thành viên kỳ vọng sẽ thiết lập một trật tự thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hỗ trợ thương 721 mại, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy cải cách thể chế ở các nước. TPP có được thuận lợi cơ bản do các thành viên tham gia đàm phán đều là các nước đã và đang cam kết mạnh mẽ với thương mại tự do. Ngày 5/10/2015, tại Át-lan-ta (Hoa Kỳ) 12 quốc gia thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP) đã kết thúc đàm phán. Khi hoàn tất quá trình xem xét nội dung và được Quốc hội các nước thành viên thông qua, TPP sẽ chính thức trở thành khu vực kinh tế có quy mô lớn nhất toàn cầu, với hơn 790 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 giá trị thương mại thế giới. Hình 1. Các nước tham gia TPP Ảnh: Vietq. TPP được đánh giá là một hiệp định mẫu mực cho thế kỷ XXI, bởi so với các thỏa thuận thương mại khác ở khu vực cũng như toàn cầu, nó vượt trội ở cả tầm vóc và sức ảnh hưởng. Về phạm vi, các yêu cầu đàm phán trong TPP mở rộng hơn nhiều so với khung khổ các cam kết trong WTO. Nội dung hiệp định bao gồm tự do hóa hầu hết các lĩnh vực liên quan đến thương mại hàng hóa của khoảng 20.000 dòng hàng hóa (chiếm 90% tổng số các dòng hàng hóa của các nước thành viên), tự do hóa thương mại dịch vụ ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực được nhiều nước coi là “nhạy cảm” như tài chính - ngân hàng... tăng cường các biện pháp tiếp cận thị trường ở cả những ngành trước đây từng được một số nước xem là thuộc phạm trù “an ninh quốc gia”. 722 Những quy định sở hữu trí tuệ cũng được đề cập trong các vòng đàm phán TPP với các yêu cầu cao hơn, chế tài mạnh hơn. Bảo hộ sản phẩm trí tuệ là yêu cầu của mọi quốc gia trong thời đại kinh tế tri thức, không bảo vệ được sản phẩm trí tuệ sẽ khiến giới doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư mới. Yêu cầu bảo hộ trí tuệ đối với dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật... mặc dù vấp phải sự quan ngại của nhiều nước do tạo ra gánh nặng tài chính lớn cho rất nhiều ngành như sản xuất nông nghiệp, y tế,... đã được đưa vào nội dung TPP. Bên cạnh đó, nhiều nội dung phi thương mại, liên quan các vấn đề có thể sẽ tạo ra những đòi hỏi về một cuộc cải cách sâu rộng ở nhiều nước thành viên, cũng được đưa vào nội dung Hiệp định như minh bạch hóa mua sắm Chính phủ, tiêu chuẩn lao động, vai trò của công đoàn và tự do lập hội, thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho đến nay, TPP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên có riêng một phần nội dung về các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2. Bối cảnh Việt Nam tham gia TPP Nhiều năm qua, Việt Nam đã khởi xướng chính sách đổi mới, mở cửa. Thành tựu ban đầu rất đáng khích lệ và tự nó lại đặt ra những đòi hỏi mới đối với yêu cầu cải cách. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong hai thập niên qua đã đưa nền kinh tế Việt Nam lên một vị thế mới, từ nền kinh tế chậm phát triển trở thành nền kinh tế tiệm cận mức thu nhập trung bình. Quá trình cải cách kinh tế đã giúp hình thành một hệ thống kinh tế có nhiều thành phần tham gia. Sự phát triển vượt trội của khu vực kinh tế tư nhân khiến khả năng chi phối của khu vực quốc doanh trong tổng thể nền kinh tế ngày càng giảm, hơn nữa khu vực FDI cũng ngày càng cho thấy họ không muốn bị bó buộc trong phạm vị chật hẹp của các cam kết tiếp cận thị trường hiện tại. Những lực lượng này đang ngày càng đóng một vai trò lớn hơn đối với các hoạt động kinh tế cũng như các mục tiêu xã hội như tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Do đó, những đòi hỏi về một môi trường có sự cạnh tranh công bằng hơn ngày càng tăng lên từ phía họ là hoàn toàn cấp thiết và chính đáng. Sau khi gia nhập WTO, tốc độ cải cách và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vẫn khá chậm chạp. Nền kinh tế cơ bản vẫn chưa hình thành các cơ sở của sự tăng trưởng bền vững khi các doanh nghiệp nhà nước, vốn vẫn được xem là xương sống của nền kinh tế, vẫn thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ khiến cho hiệu suất tăng trưởng không hiệu quả. Trong khi đó, khu vực tư nhân vẫn chưa mạnh mẽ do nội lực yếu kém và bị p ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định TPP Doanh nghiệp nông nghiệp Hiệp định tự do thương mại Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp Chính sách thương mại quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
26 trang 78 0 0
-
Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên
113 trang 49 0 0 -
Bài giảng Kinh tế quốc tế (International Economics) - ĐH Kinh tế TP.HCM
141 trang 47 0 0 -
Ứng phó với những rào cản trong thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay
15 trang 33 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng
107 trang 31 0 0 -
14 trang 29 0 0
-
22 trang 27 0 0
-
Giáo trình Kinh tế quốc tế: Phần 1 - ĐH Kinh tế Quốc dân
124 trang 26 0 0 -
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - BÀI 5
15 trang 26 0 0 -
Việt Nam và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
10 trang 25 0 0