Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng chuỗi cung ứng số
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng chuỗi cung ứng số CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI ÁP DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG SỐ ThS. NCS. Trần Thị Thu Trang1Tóm tắt: Trong những năm gần đây, thuật ngữ “chuỗi cung ứng số” đã manh nha xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng số vẫn còn nhiều điều mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt cho đến khi dịch Covid–19 bùng nổ đã cắt đứt chuỗi cung ứng toàn cầu, mang lại một số cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi. Điều này buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến chuỗi cung ứng số và các lợi thế của nó. Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu về bản chất của chuỗi cung ứng số, các đặc điểm nổi bật của chuỗi cung ứng số và một số cơ hội cũng như thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi áp dụng chuỗi cung ứng số vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Từ khóa: Chuỗi cung ứng số (DSC), doanh nghiệp Việt Nam, cơ hội, thách thức.1. KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SỐ Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay trên thế giới đều tham gia và là một mắt xích trong chuỗi cungứng toàn cầu. Chuỗi cung ứng truyền thống đã xuất hiện từ những năm 1980 khi mô tả về sự hợp táccủa các hoạt động kinh doanh quan trọng nhằm vận chuyển hàng hóa từ người sản xuất, thu mua đầuvào đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin, chuỗi cung ứngtruyền thống có nhiều hạn chế do thiếu một số thiếu một số các đặc tính cơ bản để các doanh nghiệp kếtnối và hoạt động có hiệu quả. Khi công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc chuyểnđổi từ chuỗi cung ứng truyền thống sang chuỗi cung ứng số là một nhu cầu tất yếu. Chuỗi cung ứng sốphá vỡ mọi rào cản giúp cho các hoạt động của chuỗi kết nối chặt chẽ hơn và trơn chu hơn. Chuỗi cungứng truyền thống thường chỉ dựa vào sự kết hợp và trao đổi giữa chứng từ bằng giấy và các quy trìnhđiện tử. Cơ cấu tổ chức thường được mô tả là phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý và phòng ban chức năng,gây cản trở đến việc chia sẻ thông tin và ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Trong khiđó, chuỗi cung ứng số có khả năng truyền tải thông tin rộng hơn, có sự phối hợp và giao tiếp qua nềntảng số, từ đó tăng cường độ tin cậy, tính linh hoạt và sự hiệu quả (Raab & Griffin–Cryan, 2011).Bhargava (2013) cho rằng chuỗi cung ứng số là tập hợp của các hệ thống bao gồm phần cứng, phầnmềm và mạng lưới giao tiếp, hỗ trợ các sự trao đổi giữa các tổ chức toàn cầu và sắp xếp các hoạt độngcủa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Các hoạt động này bao gồm mua sắm, sản xuất, vận chuyển vàbán hàng (Bhargava, Ranchal, & Othmane, 2013). Theo Kinnett, chuỗi cung ứng số là một mạng lướithông minh và hướng đến giá trị nhằm tạo ra các hình thái mới của doanh thu và giá trị kinh doanh chodoanh nghiệp, tạo đòn bẩy tiếp cận với những phương pháp phân tích và công nghệ mới (Kinnett,2015). Chuỗi cung ứng số đã tạo ra nhiều sự thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng truyền thống và ngànhlogistics, mở ra một con đường đổi mới sáng tạo toàn bộ. Phân tích báo cáo của A.T. Kearney địnhnghĩa chuỗi cung ứng số là công nghệ phù hợp nhất hỗ trợ và hòa hợp các quá trình cung ứng bao gồmhệ thống kho bãi và vận chuyển, nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID – Radio FrequencyIdentification), công nghệ chọn hàng nâng cao, hệ thống lập kế hoạch và sản xuất đổi mới để nhanh1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 363chóng loại bỏ các hao phí (Schmidt và cộng sự, 2015). Theo Rouse, chuỗi cung ứng số là một chuỗicung ứng mà nền tảng được xây dựng trên năng lực website (Rouse, 2016). Nhiều chuỗi cung ứng sửdụng kết hợp chứng từ bằng giấy và quá trình được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. Tuy nhiên, mộtchuỗi cung ứng số thực sự không chỉ đơn thuần là sự kết hợp này mà tận dụng toàn bộ sự kết nối, phốihợp hệ thống và năng lực sản xuất thông tin của những bộ phận thông minh. Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa đóđều có một khái niệm chung. Đó là, chuỗi cung ứng số là một hệ thống công nghệ thông minh, phù hợpnhất dựa trên năng lực của việc lựa chọn thông tin trong khối dữ liệu đồ sộ, phối hợp và giao tiếp nhuẫnnhuyền giữa phần cứng, phần mềm và mạng lưới để hỗ trợ và hòa hợp các giao dịch giữa các doanhnghiệp bằng cách tạo ra dịch vụ có giá trị hơn, dễ truy cập hơn và giá cả hợp lý hơn với mục tiêu làđồng nhất, linh hoạt và hiệu quả. Nhận ra các tầm quan trọng của chuỗi cung ứng số trong việc duy trìvà nâng cao lợi thế cốt lõi của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp đã áp dụngchuỗi cung ứng số để giao dịch với các nhà cung ứng của mình nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất vàvận chuyển h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Chuỗi cung ứng số Doanh nghiệp Việt Nam Hoạt động sản xuất kinh doanh Chuỗi cung ứng toàn cầuTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Động lực học công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 0 0 0 -
Bài giảng học phần Địa chất công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
77 trang 0 0 0 -
142 trang 0 0 0
-
Bài giảng học phần Công nghệ gia công cơ 4 – Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
64 trang 0 0 0 -
Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa máy công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Công nghệ chế tạo phụ tùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 1 0 0 -
Bài giảng học phần Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
195 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô chuyên dùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
159 trang 1 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô điện và ô tô lai - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
165 trang 1 0 0 -
Bài giảng Tính toán thiết kế ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
153 trang 1 0 0