Danh mục

Cơ hội và thách thức trong đào tạo nhân lực ngành Toán kinh tế

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.87 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát thực trạng về nhu cầu đào tạo nhân lực ngành Toán kinh tế, kết hợp đối sánh với khung chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Toán tài chính của các trường đại học trong và ngoài nước. Trên cơ sở kết quả đối sánh, kết hợp với phân tích SWOT để từ đó đánh giá cơ hội và thách thức trong hoạt động đào tạo ngành Toán kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức trong đào tạo nhân lực ngành Toán kinh tế KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 14. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TOÁN KINH TẾ ThS. Nguyễn Trung Đông Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Để công tác đào tạo nhân lực ngành Toán kinh tế đáp ứng nhu cầu thực tiễn, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã và đang đào tạo ra các cử nhân chuyên ngành Tài chính định lượng có kiến thức cơ bản về Tài chính và có kiến thức chuyên sâu về phân tích định lượng. Nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, sinh viên của ngành có khả năng tư duy chiến lược và có thể tự đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động của các định chế tài chính và các doanh nghiệp nói chung. Bài viết khảo sát thực trạng về nhu cầu đào tạo nhân lực ngành Toán kinh tế, kết hợp đối sánh với khung chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Toán tài chính của các trường đại học trong và ngoài nước. Trên cơ sở kết quả đối sánh, kết hợp với phân tích SWOT để từ đó đánh giá cơ hội và thách thức trong hoạt động đào tạo ngành Toán kinh tế. Từ khóa: Toán kinh tế, chương trình đào tạo, nhân lực chất lượng cao. 1. GIỚI THIỆU Toán kinh tế (Economic Mathematics) là một lĩnh vực của Kinh tế, sử dụng các công cụ và phương pháp Toán học để phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, kinh doanh. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm các công việc ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội: kinh tế, kinh doanh, tài chính, ngân hàng, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo,... Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt đối với các 142 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN công ty trong lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech), Tài chính định lượng là một lĩnh vực vẫn đang tiếp tục phát triển. Những xu hướng mới nhất, trong một loạt các ứng dụng, bao gồm quản lý danh mục đầu tư sử dụng robot để tư vấn, các thuật toán tự động giao dịch, kỹ thuật phát hiện lừa đảo, phân tích quan điểm/tin tức, tính toán tài chính. Đây được xem là một ngành mới mẻ ở các nền kinh tế mới nổi. Các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty tài chính, bảo hiểm... cũng đang khát nguồn nhân lực thành thạo về Toán kinh tế. Trong giáo dục đại học, chuyên ngành Tài chính định lượng nói riêng, cũng như các chuyên ngành Toán kinh tế nói chung, đã và đang nằm trong làn sóng công nghệ mới với sản xuất thông minh sẽ giúp công nghệ phát triển và kéo theo năng suất tăng cao. Tài chính định lượng (Quantitative Finance hay Mathematical Finance) là một mảng của Toán học ứng dụng vào thị trường tài chính. Đây là chuyên ngành sử dụng các công cụ Toán học chủ yếu là xác suất và thống kê ứng dụng trong tài chính. Các ứng dụng bao gồm: mô hình hóa các sản phẩm, giao dịch trong thị trường tài chính; đưa ra dự báo, định giá sản phẩm tài chính; quản lý danh mục đầu tư; quản trị rủi ro tài chính hay giao dịch tự động. Gần đây, các ứng dụng Tài chính định lượng còn được mở rộng ra việc định lượng rủi ro vĩ mô thị trường, phát hiện giao dịch gian lận, ước lượng rủi ro đối tác tài chính. Hiện tại, ở Việt Nam đã có một vài cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên ngành Tài chính định lượng. Tuy nhiên, đây vẫn là một chuyên ngành khá mới mẻ, nhất là ở khía cạnh ứng dụng và còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng chương trình, thu hút sinh viên do tính chất liên ngành, đòi hỏi cả nền tảng kiến thức Toán học sâu rộng lẫn vốn kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính. Hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam được thay đổi theo mục tiêu đào tạo để đáp ứng như cầu nhân lực đa dạng. Từ đó, chương trình đào tạo của các trường cũng sẽ được thiết kế theo những hướng khác nhau. Chương trình đào tạo phải thiết kế mềm dẻo, linh hoạt cho người học lựa chọn và phù hợp với năng lực đội ngũ của từng trường, làm sao chất lượng đầu ra không thấp hơn ngưỡng quy định. Điều này sẽ khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo. Các trường đại học có đội ngũ giảng viên giỏi sẽ thiết kế được chương trình dạy học hay, chất lượng đào tạo sẽ cao, tăng uy tín và tạo được sức hút đối với người học. Để tạo thêm nhiều kênh thông tin trao đổi giúp công tác phát triển CTĐT của chuyên ngành Tài chính định lượng nói riêng ngành Toán kinh tế nói chung có thêm nhiều cơ sở khoa học và thực tiễn. Bài viết phân tích thực trạng đào tạo chuyên ngành Tài chính định lượng/ ngành Toán kinh tế ở Việt Nam, kết hợp với phương pháp phân tích SWOT để từ đó 143 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN đánh giá cơ hội và thách thức trong hoạt động đào tạo ngành Toán kinh tế nói chung và chuyên ngành Tài chính định lượng nói riêng. Từ kết quả phân tích, tác giả đề xuất những kiến nghị cần thiết nhằm phát triển chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Toán kinh tế phù hợp với thực tiễn nhu cầu xã hội. 2. NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH KINH TẾ Sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới năm 2007, các nhà tài chính định lượng đang đối mặt với nhiều vấn đề từ rủi ro của các mô hình định lượng trước đây đến việc phải tìm kiếm các mô hình, lý thuyết mới với tỷ suất lợi nhuận cao hơn và rủi ro thấp hơn. Sự phát triển của ngành tài chính định lượng phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán và cả nền khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia. Hoa Kỳ và châu Âu là hai khu vực khởi đầu và phát triển nhất đến thời điểm hiện tại. Trong khi đó, các quốc gia công nghiệp mới NICs (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, đặc khu Hong Kong) và cường quốc mới nổi T ...

Tài liệu được xem nhiều: