Cơ hội và thách thức trong phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi giá trị tại Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 342.77 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Cơ hội và thách thức trong phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi giá trị tại Việt Nam" trình bày khung phân tích lý phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi sản phẩm sẽ đem lại một số cơ hội phát triển. Song song đó, việc phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi giá trị hiện nay cũng còn một số tồn tại và bài nghiên cứu này cũng đề ra một số khuyến nghị để việc phát triển gắn với chuỗi giá trị nông sản sẽ hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức trong phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi giá trị tại Việt Nam CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI VIỆT NAM ThS.NCS. Hồ Ngọc Khương Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh khuonghn@hcmute.edu.vn Tóm tắt: Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân. Trong nhiều năm, thu nhập và đời sống người dân nông thôn còn thấp, sản xuất nhỏ quy mô hộ gia đình là chủ yếu, năng suất lao động còn thấp, các sản phẩm chủ yếu là sơ chế, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại địa phương, số doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít. Trước những vấn đề đó, tác giả đã trình bày khung phân tích lý phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi sản phẩm sẽ đem lại một số cơ hội phát triển. Song song đó, việc phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi giá trị hiện nay cũng còn một số tồn tại và bài nghiên cứu này cũng đề ra một số khuyến nghị để việc phát triển gắn với chuỗi giá trị nông sản sẽ hiệu quả hơn. Từ khóa: hàng nông sản, chuỗi giá trị, sản phẩm nông nghiệp. Tổng quan lý thuyết Trên thế giới, chuỗi giá trị đã được đưa ra trong nghiên cứu ngành hàng, đặc biệt là cho các sản phẩm trong ngành nông nghiệp (Porter, 1985; Gereffi,1999 và Kaplinsky, 2000). Theo Porter thì chuỗi giá trị là chuỗi của một hệ thống các hoạt động thực hiện trong một doanh nghiệp thuộc một ngành cụ thể để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Mô hình cơ bản chuỗi giá trị mà Porter đưa ra chia hoạt động giá trị thành hoạt động sơ cấp và thứ cấp. Các hoạt động sơ cấp có thể phân thành năm lĩnh vực chính: cung ứng đầu vào, sản xuất, cung ứng đầu ra, tiếp thị và bán hàng, và dịch vụ. Mỗi hoạt động này được liên kết với các hoạt động hỗ trợ để cải thiện hiệu lực và hiệu suất của các hoạt động đó. Các hoạt động hỗ trợ gồm: thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Theo Kaplinsky và Morris (2001) cho rằng chuỗi giá trị là những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm từ lúc còn là ý tưởng, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi đã sử dụng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chuỗi giá trị thường bắt đầu từ cánh đồng và kết thúc với người tiêu dùng cuối cùng. Nó bao gồm các thành phần như nhà nước và tư nhân khác nhau. Các hoạt động bao gồm làm đất, gieo hạt, thu hoạch mùa màng; sau đó, 137 bảo quản và chế biến, các hoạt động tiếp thị và bán hàng và cuối cùng là hoạt động tiêu thụ của người tiêu dùng cuối cùng (Jaffee et al, 2010) Theo Gereffi và cộng sự (2005) cho rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là một cách tiếp cận giúp nông dân có thể tiếp cận thị trường một cách có hiệu quả nhất hiện nay. Cụ thể, chuỗi giá trị sản phẩm trong ngành nông nghiệp là: - Một chuỗi các hoạt động chức năng, từ khâu cung cấp các dịch vụ đầu vào cho một sản phẩm cụ thể cho đến sản xuất, thu hoạch, chế biến, phân phối, tiếp thị và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm; qua mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng; - Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể; - Mô hình kinh tế kết hợp chặt chẽ giữa việc chọn lựa sản phẩm và công nghệ hiện đại thích hợp với cơ sở hạ tầng, viễn thông cùng với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan sản xuất, nguồn nhân lực, nhà phân phối để tiếp cận thị trường. Do đó, chuỗi giá trị nông sản là tổng thể các hoạt động liên quan đến một ngành hàng nông sản bao gồm các hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau, từ khâu cung ứng đầu vào, tổ chức sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị nông sản Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển sản phẩm nông sản. Nhìn chung có ba cách tiếp cận: Thứ nhất, phương pháp Filière (chuỗi) mô tả các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Phương pháp này được áp dụng trong việc phân tích ngành hàng và phân tích ma trận chính sách. Về mặt kinh tế, việc đánh giá chuỗi chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản và phân biệt các khoản chi phí, thu nhập giữa kinh doanh trong nước và quốc tế. Thứ hai, khung phân tích Porter (1985): dùng để đánh giá chuỗi giá trị mà doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kết nối với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ ba, phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu: các hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cho một sản phẩm đến sơ chế, chuyển đổi, tiếp thị, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu do Gereffi (1999), Kaplinsky và Morris (2001),và Gibbon và Bair (2008) đề xuất. 138 Các cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản có một số lợi thế: làm cơ sở để thiết kế các hoạt động phù hợp cho phát triển ngành; tạo ra khả năng tiếp cận tổng hợp toàn ngành sản xuất; cung cấp thông tin cho các nhân tố trong chuỗi giá trị; gắn kết được các chính sách một cách đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ và cho phép phân tích và thiết lập chính sách tổng hợp. Hình 1: Chuỗi giá hàng nông sản Cung Sản Thu Chế Thương Tiêu ứng cấp xuất gom ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức trong phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi giá trị tại Việt Nam CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI VIỆT NAM ThS.NCS. Hồ Ngọc Khương Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh khuonghn@hcmute.edu.vn Tóm tắt: Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân. Trong nhiều năm, thu nhập và đời sống người dân nông thôn còn thấp, sản xuất nhỏ quy mô hộ gia đình là chủ yếu, năng suất lao động còn thấp, các sản phẩm chủ yếu là sơ chế, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại địa phương, số doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít. Trước những vấn đề đó, tác giả đã trình bày khung phân tích lý phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi sản phẩm sẽ đem lại một số cơ hội phát triển. Song song đó, việc phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi giá trị hiện nay cũng còn một số tồn tại và bài nghiên cứu này cũng đề ra một số khuyến nghị để việc phát triển gắn với chuỗi giá trị nông sản sẽ hiệu quả hơn. Từ khóa: hàng nông sản, chuỗi giá trị, sản phẩm nông nghiệp. Tổng quan lý thuyết Trên thế giới, chuỗi giá trị đã được đưa ra trong nghiên cứu ngành hàng, đặc biệt là cho các sản phẩm trong ngành nông nghiệp (Porter, 1985; Gereffi,1999 và Kaplinsky, 2000). Theo Porter thì chuỗi giá trị là chuỗi của một hệ thống các hoạt động thực hiện trong một doanh nghiệp thuộc một ngành cụ thể để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Mô hình cơ bản chuỗi giá trị mà Porter đưa ra chia hoạt động giá trị thành hoạt động sơ cấp và thứ cấp. Các hoạt động sơ cấp có thể phân thành năm lĩnh vực chính: cung ứng đầu vào, sản xuất, cung ứng đầu ra, tiếp thị và bán hàng, và dịch vụ. Mỗi hoạt động này được liên kết với các hoạt động hỗ trợ để cải thiện hiệu lực và hiệu suất của các hoạt động đó. Các hoạt động hỗ trợ gồm: thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Theo Kaplinsky và Morris (2001) cho rằng chuỗi giá trị là những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm từ lúc còn là ý tưởng, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi đã sử dụng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chuỗi giá trị thường bắt đầu từ cánh đồng và kết thúc với người tiêu dùng cuối cùng. Nó bao gồm các thành phần như nhà nước và tư nhân khác nhau. Các hoạt động bao gồm làm đất, gieo hạt, thu hoạch mùa màng; sau đó, 137 bảo quản và chế biến, các hoạt động tiếp thị và bán hàng và cuối cùng là hoạt động tiêu thụ của người tiêu dùng cuối cùng (Jaffee et al, 2010) Theo Gereffi và cộng sự (2005) cho rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là một cách tiếp cận giúp nông dân có thể tiếp cận thị trường một cách có hiệu quả nhất hiện nay. Cụ thể, chuỗi giá trị sản phẩm trong ngành nông nghiệp là: - Một chuỗi các hoạt động chức năng, từ khâu cung cấp các dịch vụ đầu vào cho một sản phẩm cụ thể cho đến sản xuất, thu hoạch, chế biến, phân phối, tiếp thị và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm; qua mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng; - Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể; - Mô hình kinh tế kết hợp chặt chẽ giữa việc chọn lựa sản phẩm và công nghệ hiện đại thích hợp với cơ sở hạ tầng, viễn thông cùng với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan sản xuất, nguồn nhân lực, nhà phân phối để tiếp cận thị trường. Do đó, chuỗi giá trị nông sản là tổng thể các hoạt động liên quan đến một ngành hàng nông sản bao gồm các hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau, từ khâu cung ứng đầu vào, tổ chức sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị nông sản Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển sản phẩm nông sản. Nhìn chung có ba cách tiếp cận: Thứ nhất, phương pháp Filière (chuỗi) mô tả các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Phương pháp này được áp dụng trong việc phân tích ngành hàng và phân tích ma trận chính sách. Về mặt kinh tế, việc đánh giá chuỗi chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản và phân biệt các khoản chi phí, thu nhập giữa kinh doanh trong nước và quốc tế. Thứ hai, khung phân tích Porter (1985): dùng để đánh giá chuỗi giá trị mà doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kết nối với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ ba, phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu: các hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cho một sản phẩm đến sơ chế, chuyển đổi, tiếp thị, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu do Gereffi (1999), Kaplinsky và Morris (2001),và Gibbon và Bair (2008) đề xuất. 138 Các cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản có một số lợi thế: làm cơ sở để thiết kế các hoạt động phù hợp cho phát triển ngành; tạo ra khả năng tiếp cận tổng hợp toàn ngành sản xuất; cung cấp thông tin cho các nhân tố trong chuỗi giá trị; gắn kết được các chính sách một cách đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ và cho phép phân tích và thiết lập chính sách tổng hợp. Hình 1: Chuỗi giá hàng nông sản Cung Sản Thu Chế Thương Tiêu ứng cấp xuất gom ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo khoa học Kinh doanh nông sản Việt Phát triển hàng nông sản Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị nông sảnTài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 328 0 0 -
197 trang 279 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 276 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 264 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 233 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 232 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 213 0 0 -
11 trang 206 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 170 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 147 0 0