Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 137.71 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở đất bài báo đã xác định được mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy trượt lở lớn xảy ra tập trung vào những năm có lượng mưa lớn và có nhiều ngày mưa rất lớn (cả năm và vào mùa thu). Tác giả cũng đã trình bày phương pháp dự báo trượt lở do yếu tố mưa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2013, Vol. 58, No. 3, pp. 164-172 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ MƯA Ở TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Thị Thu Hiền Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trượt lở đất là một tai biến tự nhiên xảy ra do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn và các hoạt động nhân sinh. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở đất bài báo đã xác định được mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy trượt lở lớn xảy ra tập trung vào những năm có lượng mưa lớn và có nhiều ngày mưa rất lớn (cả năm và vào mùa thu). Tác giả cũng đã trình bày phương pháp dự báo trượt lở do yếu tố mưa. Từ khóa: Trượt lở, mưa, mối quan hệ, nhân tố. 1. Mở đầu Trượt lở đất là một tai biến tự nhiên xảy ra do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn và các hoạt động nhân sinh. Trong đó khí hậu được xem là nhân tố chịu trách nhiệm chính đối với sự ổn định sườn dốc hay trượt lở, nhất là ở các vùng nhiệt đới (Nagarjan, 2000). Quảng Nam là một tỉnh thuộc Trung Trung Bộ Việt Nam, có khí hậu nhiệt đới với sự phân hóa 2 mùa mưa – khô khá sâu sắc. Mùa mưa chiếm khoảng 60 - 65% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11. Điểm đáng chú ý là mùa mưa ở đây trùng với thời kỳ hoạt động mạnh của bão trên biển Đông nên thường xảy ra mưa lớn và kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Trong vài thập kỉ gần đây, do những thay đổi của thời tiết khí hậu, hiện tượng mưa lớn, diện rộng do bão và các nhiễu động gây mưa khác đã làm gia tăng đáng kể tình trạng lũ lụt ở đồng bằng và trượt lở đất ở vùng núi. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của mưa, đặc biệt là mưa lớn đến trượt lở đất như một nhân tố chủ đạo tạo nên trượt lở đất tại Quảng Nam là việc làm cần thiết để làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa trượt lở đất và biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu. Ngày nhận bài: 4/6/2012. Ngày nhận đăng: 3/6/2013. Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Thu Hiền, địa chỉ e-mail: 164 Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Ảnh hưởng của địa chất Trượt lở liên quan với nhiều loại vật liệu đất đá khác nhau. Theo Sidle và Ochiai (2006), một số vật liệu nhạy cảm hơn với trượt lở như: trầm tích núi lửa, sét, đá phiến, trầm tích hoàng thổ, sa thạch giàu sét, sa thạch biến chất và cát bột kết, đá granit. Trượt lở đất ở Quảng Nam chủ yếu xảy ra trên các đá trầm tích cát kết, bột kết bị nứt nẻ mạnh; các đá magma xâm nhập granit, granođiorit, điorit dạng gneis và các đá trầm tích bị biến chất như đá phiến sericit, phiến thạch anh, gneis biotit. . . Lớp vỏ phong hóa dày hình thành trên các loại đá này là một nguyên nhân thúc đẩy quá trình trượt lở. Nhân tố địa chất quan trọng khác trong nghiên cứu trượt lở là cấu trúc địa chất. Đặc điểm cấu trúc địa chất bao gồm đứt gãy, nếp uốn, mặt phẳng phân lớp, nứt vỡ, khe nứt. . . . Đá gốc bị nứt nẻ, đứt gãy hoặc phân lớp tạo điều kiện thuận lợi cho nước xâm nhập sâu, làm tăng áp lực nước lỗ hổng và do đó làm giảm độ bền kháng cắt của đất đá (Sidle và Ochiai, 2006). Hệ thống đứt gãy ở Quảng Nam phát triển theo ba hệ thống chính: Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và Bắc – Nam với tám đứt gãy đang hoạt động: đứt gẫy Sông Bung-Trà Bồng, đứt gãy Sông Pô Cô, đứt gãy Đông Bắc Hiên, đứt gãy Trà My - Núi Thành, đứt gãy Điện Bàn - Nam Giang, đứt gãy Hội An - Phước Sơn, đứt gãy Hiệp Đức - Phước Sơn, đứt gãy Tam Kỳ- Hiệp Đức. Các đứt gãy này đan xen tạo nên mật độ đứt gãy lớn. Mật độ đứt gãy > 0,84 km/km2 chiếm 26,8% diện tích của tỉnh. Thực tế cho thấy mức độ trượt lở lớn nhất ở đây xảy ra trong khu vực có mật độ đứt gãy lớn và lớn nhất (tương ứng với 0,84 km/km2 và > 1,12 k/km2 ). 2.1.2. Ảnh hưởng của địa mạo Độ dốc có vai trò quan trọng trong việc xảy ra trượt lở. Độ dốc càng lớn thì đất đá càng dễ mất ổn định. Vì thế trong hầu hết các nghiên cứu về trượt lở, độ dốc được đưa vào để tính toán như một yếu tố nguyên nhân hay nhân tố gây trượt chủ yếu. Địa hình Quảng Nam được chia thành 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, theo hướng thấp dần từ tây sang đông. Miền núi chiếm hơn 70% diện tích với độ dốc khá lớn, từ 150 đến trên 450, trong đó bậc độ dốc trên 250 chiếm 29,1% diện tích của tỉnh. Khảo sát cho thấy phần lớn trượt lở xảy ra ở các sườn có độ dốc từ 250 trở lên, trong đó tập trung nhiều nhất ở bậc độ dốc 35 - 450. 2.1.3. Ảnh hưởng của khí hậu Các yếu tố khí hậu là nhiệt độ, lượng mưa ảnh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2013, Vol. 58, No. 3, pp. 164-172 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ MƯA Ở TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Thị Thu Hiền Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trượt lở đất là một tai biến tự nhiên xảy ra do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn và các hoạt động nhân sinh. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở đất bài báo đã xác định được mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy trượt lở lớn xảy ra tập trung vào những năm có lượng mưa lớn và có nhiều ngày mưa rất lớn (cả năm và vào mùa thu). Tác giả cũng đã trình bày phương pháp dự báo trượt lở do yếu tố mưa. Từ khóa: Trượt lở, mưa, mối quan hệ, nhân tố. 1. Mở đầu Trượt lở đất là một tai biến tự nhiên xảy ra do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn và các hoạt động nhân sinh. Trong đó khí hậu được xem là nhân tố chịu trách nhiệm chính đối với sự ổn định sườn dốc hay trượt lở, nhất là ở các vùng nhiệt đới (Nagarjan, 2000). Quảng Nam là một tỉnh thuộc Trung Trung Bộ Việt Nam, có khí hậu nhiệt đới với sự phân hóa 2 mùa mưa – khô khá sâu sắc. Mùa mưa chiếm khoảng 60 - 65% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11. Điểm đáng chú ý là mùa mưa ở đây trùng với thời kỳ hoạt động mạnh của bão trên biển Đông nên thường xảy ra mưa lớn và kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Trong vài thập kỉ gần đây, do những thay đổi của thời tiết khí hậu, hiện tượng mưa lớn, diện rộng do bão và các nhiễu động gây mưa khác đã làm gia tăng đáng kể tình trạng lũ lụt ở đồng bằng và trượt lở đất ở vùng núi. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của mưa, đặc biệt là mưa lớn đến trượt lở đất như một nhân tố chủ đạo tạo nên trượt lở đất tại Quảng Nam là việc làm cần thiết để làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa trượt lở đất và biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu. Ngày nhận bài: 4/6/2012. Ngày nhận đăng: 3/6/2013. Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Thu Hiền, địa chỉ e-mail: 164 Cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa trượt lở đất và mưa ở tỉnh Quảng Nam 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Ảnh hưởng của địa chất Trượt lở liên quan với nhiều loại vật liệu đất đá khác nhau. Theo Sidle và Ochiai (2006), một số vật liệu nhạy cảm hơn với trượt lở như: trầm tích núi lửa, sét, đá phiến, trầm tích hoàng thổ, sa thạch giàu sét, sa thạch biến chất và cát bột kết, đá granit. Trượt lở đất ở Quảng Nam chủ yếu xảy ra trên các đá trầm tích cát kết, bột kết bị nứt nẻ mạnh; các đá magma xâm nhập granit, granođiorit, điorit dạng gneis và các đá trầm tích bị biến chất như đá phiến sericit, phiến thạch anh, gneis biotit. . . Lớp vỏ phong hóa dày hình thành trên các loại đá này là một nguyên nhân thúc đẩy quá trình trượt lở. Nhân tố địa chất quan trọng khác trong nghiên cứu trượt lở là cấu trúc địa chất. Đặc điểm cấu trúc địa chất bao gồm đứt gãy, nếp uốn, mặt phẳng phân lớp, nứt vỡ, khe nứt. . . . Đá gốc bị nứt nẻ, đứt gãy hoặc phân lớp tạo điều kiện thuận lợi cho nước xâm nhập sâu, làm tăng áp lực nước lỗ hổng và do đó làm giảm độ bền kháng cắt của đất đá (Sidle và Ochiai, 2006). Hệ thống đứt gãy ở Quảng Nam phát triển theo ba hệ thống chính: Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và Bắc – Nam với tám đứt gãy đang hoạt động: đứt gẫy Sông Bung-Trà Bồng, đứt gãy Sông Pô Cô, đứt gãy Đông Bắc Hiên, đứt gãy Trà My - Núi Thành, đứt gãy Điện Bàn - Nam Giang, đứt gãy Hội An - Phước Sơn, đứt gãy Hiệp Đức - Phước Sơn, đứt gãy Tam Kỳ- Hiệp Đức. Các đứt gãy này đan xen tạo nên mật độ đứt gãy lớn. Mật độ đứt gãy > 0,84 km/km2 chiếm 26,8% diện tích của tỉnh. Thực tế cho thấy mức độ trượt lở lớn nhất ở đây xảy ra trong khu vực có mật độ đứt gãy lớn và lớn nhất (tương ứng với 0,84 km/km2 và > 1,12 k/km2 ). 2.1.2. Ảnh hưởng của địa mạo Độ dốc có vai trò quan trọng trong việc xảy ra trượt lở. Độ dốc càng lớn thì đất đá càng dễ mất ổn định. Vì thế trong hầu hết các nghiên cứu về trượt lở, độ dốc được đưa vào để tính toán như một yếu tố nguyên nhân hay nhân tố gây trượt chủ yếu. Địa hình Quảng Nam được chia thành 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, theo hướng thấp dần từ tây sang đông. Miền núi chiếm hơn 70% diện tích với độ dốc khá lớn, từ 150 đến trên 450, trong đó bậc độ dốc trên 250 chiếm 29,1% diện tích của tỉnh. Khảo sát cho thấy phần lớn trượt lở xảy ra ở các sườn có độ dốc từ 250 trở lên, trong đó tập trung nhiều nhất ở bậc độ dốc 35 - 450. 2.1.3. Ảnh hưởng của khí hậu Các yếu tố khí hậu là nhiệt độ, lượng mưa ảnh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trượt lở đất Tai biến tự nhiên Hoạt động nhân sinh Khí hậu nhiệt đới Thay đổi thời tiết Biến đổi khí hậu Đứ gãy đại chấtGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 287 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 209 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 179 0 0 -
161 trang 179 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 176 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 163 0 0 -
15 trang 141 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 135 0 0