Danh mục

Cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng đề cương chi tiết học phần 'Công tác xã hội với người cao tuổi': Nghiên cứu tại Trường Đại học Đà Lạt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 879.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu và trình bày cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng đề cương chi tiết học phần Công tác xã hội với người cao tuổi bậc đại học. Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Đà Lạt, tập trung vào các nội dung sau: Cơ sở lí luận về người cao tuổi; Vai trò và kĩ năng cơ bản của nhân viên ông tác xã hội với người cao tuổi thông qua hệ thống chính sách, pháp luật, chương trình về người cao tuổi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng đề cương chi tiết học phần “Công tác xã hội với người cao tuổi”: Nghiên cứu tại Trường Đại học Đà Lạt VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 60-64 ISSN: 2354-0753 CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN “CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI”: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Võ Thuấn+, Trường Đại học Đà Lạt Hồ Ngọc Châu +Tác giả liên hệ ● Email: thuanv@dlu.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 15/11/2020 Over a century of establishment and development, in Vietnam, the field of Accepted: 08/12/2020 applied social work science has had a system of theoretical knowledge, fields Published: 20/12/2020 of action and methods, skills, reality on a relatively complete basis. However, compiling and updating textbooks of specialized subjects is an important and Keywords urgent task. The paper researches the practical basis for building a detailed social work, curriculum, the outline of the social work module with the elderly at university level. The elderly, detailed outline. content of the research will be the basis for the curriculum of social work with the elderly for university students majored in social work at Da Lat University. 1. Mở đầu Công tác xã hội (CTXH) là một nghề thực hành vào lĩnh vực học thuật thúc đẩy biến đổi xã hội, phát triển xã hội, cố kết xã hội và tăng cường việc trao đổi, giải phóng con người. Trọng tâm của CTXH là các nguyên tắc về công bằng xã hội, quyền con người, trách nhiệm tập thể và tôn trọng sự khác biệt. Được xây dựng trên nền tảng các lí thuyết CTXH, khoa học xã hội, nhân văn và các tri thức bản địa, CTXH thu hút con người và các tổ chức vào việc giải quyết các thách thức trong cuộc sống con người và củng cố an sinh (Nguyễn Thị Như Trang và Trần Văn Kham, 2017, tr 19). CTXH thúc đẩy sự phát triển và sự liên kết xã hội. Giá trị cốt lõi của CTXH là nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng tạo được sự biến đổi về điều kiện sống, các khía cạnh về tâm lí, xã hội nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Các nguyên tắc cơ bản của CTXH là vấn đề nhân quyền, trách nhiệm tập thể và công bằng xã hội. CTXH với người cao tuổi (NCT) là một trong những lĩnh vực của CTXH; trong đó, nhân viên CTXH sử dụng những kiến thức, phương pháp, kĩ năng, giá trị, đạo đức nghề nghiệp CTXH đối với NCT dựa trên những nghiên cứu về các khía cạnh xã hội, tâm lí, văn hóa, sinh học và tinh thần của NCT (Võ Thuấn và Phạm Văn Tư, 2018, tr 24). Bài báo nghiên cứu và trình bày cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng đề cương chi tiết học phần CTXH với NCT bậc đại học. Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Đà Lạt, tập trung vào các nội dung sau: - Cơ sở lí luận về NCT; - Vai trò và kĩ năng cơ bản của nhân viên CTXH với NCT thông qua hệ thống chính sách, pháp luật, chương trình về NCT; - Các mô hình hỗ trợ NCT; - Đánh giá nhu cầu và các hoạt động CTXH hỗ trợ NCT. 2. Kết quả nghiên cứu Học phần CTXH với NCT thuộc khối kiến thức ngành, được giảng dạy trong học kì 8, năm thứ 4 trình độ đại học tại Trường Đại học Đà Lạt. Học phần trang bị những kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị đạo đức CTXH với NCT để người học sau khi ra trường có thể làm nhân viên CTXH trong các cơ quan, tổ chức cung cấp các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội cho NCT (như: các cơ sở xã hội, Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm CTXH, Trung tâm chăm sóc NCT…). Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của nghề nghiệp chuyên môn CTXH. 2.1. Quan niệm về người cao tuổi 2.1.1. Người cao tuổi, công tác xã hội với người cao tuổi Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỉ XXI. Điều này có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tất cả các khía cạnh của xã hội. Trên thế giới, cứ một giây thì có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi - trung bình một năm có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi; cứ 9 người có một người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên là cứ 5 người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên (UNFPA, 2012, tr 3). Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, số NCT tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỉ người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỉ người. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng, chẳng hạn, năm 2012, châu Phi có 6% dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở châu Mĩ Latinh và vùng biển Caribe là 10%, ở châu Á là 11%, châu Đại dương là 15%, Nam Mĩ là 19% và châu 60 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: