Danh mục

Cơ sở thực tiễn của tổ chức dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở theo tiếp cận tích hợp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.12 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường THCS theo tiếp cận tích hợp, trong đó đã chỉ rõ những căn cứ ngoài nước và trong nước đặc biệt tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của giáo viên cũng như đưa ra nguyên nhân của thực trạng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở thực tiễn của tổ chức dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở theo tiếp cận tích hợp JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 3-11 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0064 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC DẠY HỌC LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN TÍCH HỢP Hà Thị Lan Hương1 , Đặng Thị Oanh2 Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tổ chức dạy học theo tiếp cận tích hợp phải được triển khai thực hiện trên nền tảng của cơ sở lí luận bao gồm cơ sở tâm lí học, cơ sở giáo dục học và cơ sở thực tiễn. Bài báo này xin được đề cập đến cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường THCS theo tiếp cận tích hợp, trong đó đã chỉ rõ những căn cứ ngoài nước và trong nước đặc biệt tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của giáo viên cũng như đưa ra nguyên nhân của thực trạng. Qua đó góp một phần nhỏ làm cơ sở cho công cuộc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 theo định hướng hình thành và phát triển năng lực ở người học. Từ khóa: Tổ chức dạy học, lĩnh vực khoa học tự nhiên, tiếp cận tích hợp, cơ sở thực tiễn, năng lực dạy học tích hợp, trung học cơ sở. 1. Mở đầu Phát triển chương trình và tổ chức dạy học tích hợp đã được các nước có nền giáo dục phát triển được triển khai thực hiện ở các cấp học và đáp ứng mục tiêu đặt ra là phát triển năng lực của học sinh để họ có thể vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống [1,4,6,7,8]. Trong một vài năm gần đây, định hướng của việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa và tổ chức dạy học ở Việt Nam nhất là ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở đã cập nhật với tình hình giáo dục thế giời, đi theo định hướng dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh [2]. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu ở các cấp học nhất là cấp THCS thì việc tích hợp chỉ được đề cập đến trong mục tiêu dạy học của chương trình, còn trong sách giáo khoa có một số chủ đề tích hợp nội môn hoặc một số chủ đề ngoại khóa liên môn; việc tổ chức dạy học theo tiếp cận tích hợp ít được triển khai thực hiện hoặc nếu triển khai cũng chỉ ở mức độ tham gia các cuộc thi và chưa đạt được mục tiêu, hiệu quả đặt ra [3,5]. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng trên là việc nghiên cứu hình thức và cách thức tổ chức dạy học theo tiếp cận tích hợp còn rất mới mẻ, chưa có nhiều thành tựu; do vậy tạo ra sự thiếu hụt trong cơ sở lí luận, dẫn đến thiếu điểm tựa hướng dẫn cho giáo viên học hỏi và lựa chọn. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng chương trình, sách giáo khoa ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở theo định hướng tích hợp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi đã có chương trình và sách giáo khoa theo định hướng này thì việc tổ chức dạy học sẽ như Ngày nhận bài: 20/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/7/2016. Liên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn. 3 Hà Thị Lan Hương, Đặng Thị Oanh thế nào, năng lực giáo viên trong việc tổ chức dạy học đó ra sao? Tất cả những vấn đề được đặt ra ở trên nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu và đưa ra cơ sở lí luận trong đó có cơ sở thực tiễn của tổ chức dạy học theo tiếp cận tích hợp. Bài báo xin được đề cập đến cơ sở thực tiễn của tổ chức dạy học tích hợp dưới góc nhìn từ thực trạng nghiên cứu ở ngoài nước và ở Việt Nam nhất là vấn đề thực trạng phát triển chương trình và tổ chức dạy học tích hợp ở Việt Nam; từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp quan trọng, cốt yếu là muốn tổ chức dạy học tích hợp thành công thì phải đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để họ có năng lực tổ chức thực hiện chương trình và sách giáo khoa theo tiếp cận tích hợp. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Những căn cứ ở ngoài nước để tổ chức dạy học theo tiếp cận tích hợp ở trung học cơ sở Từ những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, nhiều quốc gia đã tiến hành cải cách giáo dục, tập trung vào giáo dục phổ thông mà trọng điểm là hướng tới việc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, hứng thú và niềm tin đối với việc học tập của học sinh. Tình trạng giáo dục thoát li đời sống, quá nhấn mạnh đến tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lí thuyết mà coi nhẹ những tri thức và kĩ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội. Cách tiếp cận tích hợp trong phát triển chương trình giáo dục được đề cao ở Mĩ và Châu Âu từ những năm 1960 của thế kỉ XX. Gần một thập kỉ sau vấn đề này mới được quan tâm ở Châu Á và ở Việt Nam [8,9]. Xu hướng chung của các nước trên thế giới là quán triệt tinh thần tích hợp vào xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt ở Tiểu học và THCS. Theo thống kê của UNESCO (từ năm 1960 - 1974) có 208/392 chương trình môn Khoa học thể hiện quan điểm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: