Danh mục

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam – Kết quả và những bài học kinh nghiệm sau 35 năm nhìn lại

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.29 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Công cuộc đổi mới ở Việt Nam – Kết quả và những bài học kinh nghiệm sau 35 năm nhìn lại" đi vào đánh giá kết quả của công cuộc đổi mới đất nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm sau 35 năm nhìn lại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam – Kết quả và những bài học kinh nghiệm sau 35 năm nhìn lại CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM – KẾT QUẢ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU 35 NĂM NHÌN LẠI Lê Tuấn Anh1 1. Khoa Sư phạm. Email: anhlt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Công cuộc đổi mới đất nước 35 năm qua là một chặng đường lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam. Khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, ý chí tự lực, tự cường luôn là sức mạnh nội sinh cho đất nước đạt được những thành tựu vô cùng ấn tượng về mọi mặt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bài viết sẽ đi vào đánh giá kết quả của công cuộc đổi mới đất nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm sau 35 năm nhìn lại. Từ khóa: Bài học kinh nghiệm, đổi mới, kết quả, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (năm 1975) là thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đánh dấu bước ngoặt quyết định cho dân tộc Việt Nam tiến vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Sau 35 năm đổi mới, dân tộc Việt Nam đang tiếp tục tiến lên phía trước trên con đường đã được Đảng lựa chọn từ sau Đại hội lần thứ VI (12-1986). Nhìn tổng thể, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời, cũng phải thấy còn nhiều vấn đề lớn, nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển đất nước. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá kết quả của công cuộc đổi mới đất nước sau 35 năm, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để đưa Việt Nam phát triển hơn trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để để tác giả thực hiện bài viết này là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tái hiện quá trình đổi mới ở Việt Nam. Từ bức tranh về công cuộc đổi mới đất nước, phương pháp logic được sử dụng để làm rõ những kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm sau 35 năm đổi mới ở Việt Nam. 3. NỘI DUNG 3.1. Đổi mới toàn diện đất nước – Một quyết sách chiến lược của Đảng mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam năm 1975 thắng lợi đã kết thúc công cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc kéo dài 30 năm. Cách mạng Việt Nam chuyển 601 sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 10 năm (1975 - 1985), cách mạng Việt Nam tiếp tục vượt qua những trở ngại lớn, giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, nhân dân ta đã có những cố gắng to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu bình ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do đất nước bị tàn phá nặng nề vì chiến tranh và những khó khăn phức tạp mới nảy sinh sau chiến tranh cùng với những khuyết điểm, sai lầm trong trong chỉ đạo thực hiện đường lối, trong chủ trương, chính sách đã làm cho nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Vì vậy, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn sau một thời kỳ duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Với quyết tâm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986), Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, với thái độ “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, từ đó thẳng thắn vạch ra sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, trong phân phối lưu thông, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và cả trong cơ chế quản lý nền kinh tế. Muốn đất nước thoát khỏi khủng hoảng thì không có con đường nào khác là phải đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ và phong cách lãnh đạo của Đảng; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đại hội nêu lên bốn bài học kinh nghiệm lớn: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới; Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói, đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng tại Đại hội VI đã đem lại luồng sinh khí mới, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng đã tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước. Đại hội VII của Đảng (6-1991) là một bước phát triển đặc biệt quan trọng của quá trình đổi mới, với việc thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh khẳng định Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; khẳng định xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo; khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; khẳng định xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một phương hướng chiến lược lớn. Cương lĩnh chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình với tuyên bố: “Việt Nam muốn là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: