Danh mục

CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.38 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây là những công thức thuốc nam trị vài bệnh thông thường theo phương châm thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ, chăm sóc tại nhà, những công thức nầy đã được sử dụng rộng rãi qua nhiều thời kỳ chưa thấy tác dụng phụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNGĐây là những công thức thuốc nam trị vài bệnh thông thường theo phương châm thầy tạichỗ, thuốc tại chỗ, chăm sóc tại nhà, những công thức nầy đã được sử dụng rộng rãi quanhiều thời kỳ chưa thấy tác dụng phụ. Bệnh Tiêu chảy HOẮC HƯƠNG ( POGOSTEMON CABLIN )Tên cây : Hoắc hương.Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30 - 60cm. Thân vuông, màu nâu tím, gốc hóa gỗ. Lámọc đối, phiến lá hơi dày, mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ởkẽ lá hoặc đầu cành (rất ít khi thấy). Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm.Loài Agastache rugosus (Fisch. et Mey.) Kuntze (hoắc hương núi, thổ hoắc hương) cũngđược dùng.Phân bố : Cây được trồng để lấy lá làm thuốc.Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy khô.Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu, trong tinh dầu có benzaldehyd, eugenol,anhydrid cinnamic, (-patchoulen, (-guaien, (-bulnesen, (-terpinen, cadinen và patchoulialcol.Công dụng : Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa đau bụng, ỉa chảy, cảm, cúm, sốt, nhứcđầu, ho, khó tiêu, sôi bụng, nôn oẹ, ợ khan, hôi miệng, đau mình mẩy. Ngày dùng 6 - 12gdạng thuốc bột, thuốc hãm hoặc thuốc sắc. ỔI (PSIDIUM GUAJAVA)Mô tả cây : Cây nhở cao 5-10m, vỏ nhẵn, mỏng, khi già bong từng mảng lớn,cành non vuông, có nhiều lông mềm, về sau hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối, thuôn hay hìnhtrái xoan, gốc tù hay gần tròn, gân lá nổi rỏ ở mặt dưới. Hoa trắng , mọc đơn độc hay tậptrung 2-3 cái thành cụm ở nách lá. Quả mang hình cầu, chứa rất nhiều hạt hình bầu dục.Ðài hoa tồn tại trên quả.Thành phần hoá học :Lá ổi chứa tinh dầu trong đó có dl-limonen, còn có sitosterol, acidmaslinic, acid guijavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic,khoảng 3% nhựa. Nhựa cây ổi chứa acid d-galactilronic và l-arabinose. Cây, quả ổi cópectin, vitamin C. Trong hạt có hàm lượng tinh dầu cao hơn trong lá. Vỏ thân chứa acidellagic.Tính vị, tác dụng : Ổi có vị ngọt và chát, tính bình, có tác dụng cầm ỉa chảy, tiêu viêm,cầm máu. Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy. Do nó có nhiều chất tanin nên nó làm sănnêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn.Công dụng :Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá.Dùng từ 15-30g dạng thuốc sắc.Lá tươi cũng được khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Nhândân thường dùng lá và quả ổi chữa ỉa chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn đượcdùng chữa bệnh zona.Ở Ấn Ðộ. Người ta dùng vỏ rể chữa ỉa chảy ở trẻ em, quả làm thuốc nhuận tràng, lá dùngtrị vết thương và loét, nước sắc lá dùng cầm dịch tả, nôn mửa và ỉa chảy. KÉ ĐẦU NGỰA (XANTHIUM STRUMARIUM)Tên cây : Ké đầu ngựa, thương nhĩ, phắt ma, mác nhàng (Tày).Mô tả : Cây cỏ, sống hàng năm, cao 40 - 70cm. Thân màu lục, có khía, đôi khi có nhữngchấm màu nâu tím. Lá mọc so le, chia thùy không đều, mép khía răng, có lông ngắn vàcứng. Cụm hoa hình đầu mọc tụ tập ở kẽ lá. Quả hình trứng, có móc.Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở ven đường, bãi trống, ruộng hoang.Bộ phận dùng : Quả. Thu hái khi quả chưa ngã màu vàng. Phơi hoặc sấy khô.Thành phần hóa học : Quả chứa alcaloid, sesquiterpen, lacton (xanthinin, xanthimin,xanthatin), dầu béo. Lá chứa iod : 200 microgram trong 1g lá. Trong quả là 220 - 230microgram/1g quả.Công dụng : Chống dị ứng, chống viêm. Chữa mụn nhọt, lở loét, mày đay, tràng nhạc,bướu cổ, đau khớp, thấp khớp, tay chân đau co rút, đau đầu, viêm mũi chảy nước hôi, đauhọng, lỵ. Ngày 6 - 12g thuốc sắc, cao hoặc viên. Nước sắc quả ngậm chữa đau răng, bôichữa nấm tóc, hắc lào. RIỀNG (ALPINIA GALANGA)Tên cây : Riềng, riềng ấm, hậu khá (Thái), riềng nếp.Mô tả :Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1 - 2m. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủnhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thànhchùm dài 20 - 30cm ở ngọn thân gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng.Quả hình cầu hay hình trứng. Loài Alpinia officinarum Hance cũng được dùng và là loạidược dụng.Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở khắp nơi.Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Phơihoặc sấy khô.Thành phần hóa học :Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon;galangin; alpinin; kaempferid 3-dioxy-4-methoxy flavon.Công dụng : Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa,đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét : Ngày 3 - 6g dạng thuốc sắc, bột hoặcrượu thuốc. Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân rễ, cắn nhẹ ở ch ...

Tài liệu được xem nhiều: