Danh mục

Dược vị Y Học: TRÚC NHỰ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.05 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên thuốc: Caulis bambusae in Teanis. Tên khoa học: Phylostachys nigra Var Henonis Stapf. Bộ phận dùng: Vỏ khô cây Tre. Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị và Bàng quang. Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ đờm, trấn kinh và chống nôn. Chủ trị: Trị nôn mửa, nấc do nhiệt. - Ho do Phế nhiệt biểu hiện như ho có đờm dày màu vàng: Dùng Trúc nhự với Hoàng cầm và Qua lâu. - Tâm thần bị kích thích do đởm nhiệt biểu hiện như kích thích, mất ngủ, cảm giác tức ngực,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược vị Y Học: TRÚC NHỰ TRÚC NHỰ Tên thuốc: Caulis bambusae in Teanis. Tên khoa học: Phylostachys nigra Var Henonis Stapf. Bộ phận dùng: Vỏ khô cây Tre. Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị và Bàng quang. Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ đờm, trấn kinh và chống nôn. Chủ trị: Trị nôn mửa, nấc do nhiệt. - Ho do Phế nhiệt biểu hiện như ho có đờm dày màu vàng: Dùng Trúc nhự với Hoàng cầm và Qua lâu. - Tâm thần bị kích thích do đởm nhiệt biểu hiện như kích thích, mất ngủ, cảm giác tức ngực, trống ngực và ho có đơm vàng: Dùng Trúc nhự với Chỉ thực, Trần bì và Phục linh trong bài Ôn Đởm Thang. - Buồn nôn và nôn do nhiệt ở Vị: Dùng Trúc nhự với Hoàng liên, Trần bì, Bán hạ và Sinh khương. Bào chế: Cắt Tre làm nhiều khúc, cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài đi, chỉ lấy lớp vỏ trắng bên trong để dùng. Liều dùng: 6-10g. Kiêng kỵ: Không do đờm gây nôn mà nôn do Vị bị hàn hoặc nôn do cảm hàn kèm thương thực: không nên dùng. TRƯ LINH Tên thuốc: Polyporus Tên khoa học: Polyporus umbellalus Fries Họ Nấm Lỗ (Polyporaceae) Bộ phận dùng: thứ nấm ở gốc cây Sau sau (Liquidambar formosane), Họ Kim mai (Hamamelidaceae). Xốp, ngoài hơi đen, trong trắng ngà là tất. Thứ tốt không thấm nước, không mủn. Thành phần hoá học: có Albumin, chất xơ, chất đường... Tính vị: vị ngọt, nhạt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Thận và Bàng quang. Tác dụng: lợi tiểu, thấm thấp. Chủ trị: tiểu ít, thuỷ thũng, trướng đầy, trị lâm lậu, bạch trọc, bạch đái. Rối loạn tiểu tiện, tiểu đục, phù, tiêu chảy và ra nhiều khí hư: Trư linh hợp với Phục linh và Trạch tả. Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g. Kiêng ky: không có thấp nhiệt thì không nên dùng. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Cạo bỏ vỏ thô, lấy nước sông chảy (Trường lưu thuỷ) ngâm một đêm, đến sáng vớt ra thái lát mỏng, lấy lá thăng ma lẫn với nó đồ 3 giờ, bỏ lá phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). Dùng Trư linh để trừ thấp thì dùng sống. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch thái mỏng, phơi khô. Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh ẩm. TỤC ĐOẠN Tên thuốc: Radix Dipsaci Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq Họ Tục Đoạn Bộ phận dùng: Rễ khô, mềm, bẻ không gẫy, giòn, ít xơ, da đen xám, ruột xanh thẫm, dài, to trên 5 ly, vị đắng không đen ruột, không mọt, không mọt, không vụn nát là tốt. Thành phần hóa Học: có alcaloid, tinh dầu, chất màu, chất chát, saponin, đường. Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi ôn. Quy kinh: Vào kinh Can, Thận. Tác dụng: bổ Can Thận, nối liền gân cốt, thông huyết mạch. Chủ trị: trị đau lưng, mỏi gân cốt, gẫy xương, đứt gân, bổ Can Thận, an thai, lợi sữa, trị mụn nHọt. Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Ngâm nước một lúc, ủ mềm thấu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch thái mỏng, phơi khô (thường dùng). Có khi tẩm rượu sao qua (trị đau xương). Ngâm rượu uống với các thuốc khác. Bảo quản: để nơi khô ráo, mát, phòng sâu mọt, mốc. - Can Thận hư biểu hiện đau lưng mỏi gối hoặc yếu chân: Tục đoạn hợp với Ðỗ trọng và Ngưu tất. - Mạch Xung và Nhâm rối loạn do Can Thận hư, biểu hiện băng kinh, rong huyết và doạ sảy thai (động thai): Tục đoạn hợp với Ðỗ trọng, A giao, Ngải diệp, Hoàng kỳ và Ðương qui. Ngoại thương: Tục đoạn hợp với Cốt toái bổ và Huyết kiệt để giảm sưng và giảm đau. Chú ý:Thuốc sao được dùng trị rong huyết và bột thuốc dùng ngoài. Kiêng ky: âm hư hỏa thịnh thì kiêng dùng.

Tài liệu được xem nhiều: