Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 96.67 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp
Những ngày cuối cùng của hội nghị Fontainebleau, tức là ngày đầu tháng 6, trong lúc phái đoàn Việt Nam vẫn còn tham dự hội nghị thì Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đang ở trong nhà gia đình dân biểu cộng sản Raymond Aubrac, mỗi sáng khoảng 10 giờ, đi xe lên Hotel Royal Monceau, duyệt lại các tài liệu, phúc trình, hội nghị ngày hôm trước, rồi theo chương trình đã sắp xếp trước, cụ đến Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là Bộ Thuộc Địa, hội đàm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp Những ngày cuối cùng của hội nghị Fontainebleau, tức là ngày đầu tháng 6, trong lúc phái đoàn Việt Nam vẫn còn tham dự hội nghị thì Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đang ở trong nhà gia đình dân biểu cộng sản Raymond Aubrac, mỗi sáng khoảng 10 giờ, đi xe lên Hotel Royal Monceau, duyệt lại các tài liệu, phúc trình, hội nghị ngày hôm trước, rồi theo chương trình đã sắp xếp trước, cụ đến Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là Bộ Thuộc Địa, hội đàm với ông Bộ trưởng Marius Moutet. Những cuộc họp riêng và kín này bắt đầu vào khoảng ngày 7 tháng 9, lúc hội nghị Fontainebleau không còn hy vọng gì đi đến một giải pháp mà cả Pháp lẫn Việt Minh có thể chấp nhận. Những gặp gỡ giữa cụ Hồ và ông Marius Moutet hình như do ông Jean Sainteny và một nhân vật cộng sản trong chính phủ Pháp thời bấy giờ là ông Tillon, Bộ trưởng Không Quân sắp xếp và khuyến khích, với mục đích vừa không làm mất lòng đồng chí cộng sản Hồ Chí Minh, tức Alias Nguyễn Ái Quốc, và từng là sáng lập viên đảng cộng sản Pháp, mà lại không đi ngược lại quyền lợi và chính sách của nước Pháp. Những người gặp cụ Hồ lên xe đến bộ Pháp Quốc Hải Ngoại thời bấy giờ đều kể lại với tôi rằng: mặt cụ đăm đăm, trán cau lại thành những vết nhăn không lúc nào phai được. Cụ lặng lẽ bước lên xe, người như gập đôi lại trên chiếc ghế sau. Người cận vệ duy nhất của cụ bước lên cạnh ghế tài xế, và lập tức người tài xế là một đảng viên cộng sản Pháp do ông Aubrac giới thiệu, rồ máy xe, từ từ chạy đến bộ Thuộc địa. Không một người nào khác tham dự những buổi họp kín này. Theo lời một vài người kể lại với tôi, thì có nhiều buổi sáng cụ Hồ như ngần ngại, lo sợ đến thẳng bộ Thuộc Địa, và khi gần đến, bỗng cụ ra hiệu cho tài xế đi lòng vòng trong thành phố Ba-Lê vài chục phút, rồi đột ngột cụ chép miệng, bảo tài xế thôi hãy đến bộ Thuộc địa. Vài ký giả chực trước cửa bộ Thuộc địa để xin phỏng vấn, đều bị từ chối đôi lúc một cách khéo léo, đôi lúc một cách cứng rắn. Những ai nhìn thấy mặt cụ Hồ lúc bấy giờ dù rất muốn săn tin, cũng không nỡ nài ép. Trong mấy ngày, trông cụ già thêm mười tuổi. Không ai biết rõ những điều được thảo luận giữa cụ Hồ và ông Marius Moutet. Lúc đó có ý định của Pháp trong vấn đề Việt Nam đã khá rõ rệt, Pháp muốn thành lập 3 vùng riêng biệt, nếu có thể thì biến thành ba quốc gia không liên hệ gì với nhau. Nam kỳ tự trị, gọi là Cộng hòa Nam kỳ, hoàn toàn do Pháp chi phối qua những bù nhìn kiểu Nguyễn Văn Thinh. Nước Việt Nam, mà trong mọi danh từ chính thức Pháp vẫn cố tình gọi là Annam, có thể gồm từ phía Bắc Phan Thiết ra đến biên giới Hoa-Việt, có thể giao cHồ Chính phủ Việt Minh, và một cao nguyên tự trị, và một cao nguyên tự trị, chạy đi từ vùng Đà Lạt, Tuyên Đức, lên đến Ban Mê Thuộc, Kontum. Lúc bấy giờ có nhiều tin đồn nói rằng Pháp đã tìm thấy trong vùng Cao Nguyên này, và phần Cao Nguyên thuộc lãnh thổ Lào tiếp giáp với vùng này những khoáng sản quí báu: than đá, dầu hỏa, Uranium v.v… Nhìn nét mặt cụ Hồ sau buổi họp kín với bộ trưởng Thuộc Địa Marius Moutet, người ta đoán được rằng cụ Hồ đã nhượng bộ thêm một chút. Lúc bấy giờ cũng có nhiều tin đồn trong giới Việt kiều ở Pháp, đồn rằng nước Pháp thấy không thể buộc cụ Hồ chấp nhận một giải pháp hoàn toàn có lợi cho Pháp, đang muôi ý định bắt cóc, hay giam lỏng cụ Hồ không cho về nước, nếu cụ không ký kết với Pháp một thỏa hiệp công nhận Cộng Hòa Nam Kỳ, và Cao Nguyên tự trị. Tất cả chỉ là những tin đồn bởi vì cho đến hôm nay lịch sử vẫn không cho biết rõ những cuộc thảo luận tại bộ Thuộc Địa Pháp đã diễn ra như thế nào, tranh luận về những vấn đề nào. Nhưng càng ngày người ta càng thấy cụ Hồ mất bình tĩnh, buồn thảm chán ngán hơn một chút. Sau buổi tiếp tân tại nhà Aubrac, chiều tối đó tôi đi xe lửa sang Louvain, Bỉ, dự một buổi thuyết trình của Hội Thừa Sai. Hai hôm sau tôi trở lại, và ngày nào cũng có một vài Việt kiều đến nói chuyện với tôi về số phận hội nghị Fontainebleau, và những cuộc gặp gỡ giữa cụ Hồ với ông Moutet. Nhờ đó, tuy không gặp lại cụ Hồ một lần nào trước khi cụ rời nước Pháp, tôi cũng biết được, như mọi người lúc bấy giờ có thể biết, những gì xảy ra quanh cụ Hồ. Nguyễn Mạnh Hà ở lại cho đến ngày cuối cùng, trong lúc một phần phái đoàn Việt Minh tham dự hội nghị Fontainebleau về, đã rời Pháp, đi tàu thủy từ Marseille về Sài Gòn, ghé Cap, rồi ra thẳng Hà Nội. Những cuộc hội đàm giữa cụ Hồ và Moutet không hề được văn kiện hóa. Cụ Hồ là người có trí nhớ phi thường, và để giữ bí mật hoàn toàn về nội dung những cuộc mật đàm này cụ không muốn lập một văn kiện gì về những cuộc mật đàm đó. Một lần gặp Nguễn Mạnh Hà, sau khi từ Louvain về Ba-Lê, tôi có hỏi về nội dung những cuộc họp ở bộ Thuộc Địa, Hà lắc đầu, nói rằng Hà cũng chỉ biết qua những tin đồn, qua nét mặt càng ngày càng buồn thảm của cụ Hồ, sau mỗi lần gặp ông Moutet. Và Hà đoán rằng những cuộc gặp gỡ mật đó không thể nào gọi là một thành công đối với cụ Hồ. Hà cùng tôi thảo l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp Những ngày cuối cùng của hội nghị Fontainebleau, tức là ngày đầu tháng 6, trong lúc phái đoàn Việt Nam vẫn còn tham dự hội nghị thì Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đang ở trong nhà gia đình dân biểu cộng sản Raymond Aubrac, mỗi sáng khoảng 10 giờ, đi xe lên Hotel Royal Monceau, duyệt lại các tài liệu, phúc trình, hội nghị ngày hôm trước, rồi theo chương trình đã sắp xếp trước, cụ đến Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là Bộ Thuộc Địa, hội đàm với ông Bộ trưởng Marius Moutet. Những cuộc họp riêng và kín này bắt đầu vào khoảng ngày 7 tháng 9, lúc hội nghị Fontainebleau không còn hy vọng gì đi đến một giải pháp mà cả Pháp lẫn Việt Minh có thể chấp nhận. Những gặp gỡ giữa cụ Hồ và ông Marius Moutet hình như do ông Jean Sainteny và một nhân vật cộng sản trong chính phủ Pháp thời bấy giờ là ông Tillon, Bộ trưởng Không Quân sắp xếp và khuyến khích, với mục đích vừa không làm mất lòng đồng chí cộng sản Hồ Chí Minh, tức Alias Nguyễn Ái Quốc, và từng là sáng lập viên đảng cộng sản Pháp, mà lại không đi ngược lại quyền lợi và chính sách của nước Pháp. Những người gặp cụ Hồ lên xe đến bộ Pháp Quốc Hải Ngoại thời bấy giờ đều kể lại với tôi rằng: mặt cụ đăm đăm, trán cau lại thành những vết nhăn không lúc nào phai được. Cụ lặng lẽ bước lên xe, người như gập đôi lại trên chiếc ghế sau. Người cận vệ duy nhất của cụ bước lên cạnh ghế tài xế, và lập tức người tài xế là một đảng viên cộng sản Pháp do ông Aubrac giới thiệu, rồ máy xe, từ từ chạy đến bộ Thuộc địa. Không một người nào khác tham dự những buổi họp kín này. Theo lời một vài người kể lại với tôi, thì có nhiều buổi sáng cụ Hồ như ngần ngại, lo sợ đến thẳng bộ Thuộc Địa, và khi gần đến, bỗng cụ ra hiệu cho tài xế đi lòng vòng trong thành phố Ba-Lê vài chục phút, rồi đột ngột cụ chép miệng, bảo tài xế thôi hãy đến bộ Thuộc địa. Vài ký giả chực trước cửa bộ Thuộc địa để xin phỏng vấn, đều bị từ chối đôi lúc một cách khéo léo, đôi lúc một cách cứng rắn. Những ai nhìn thấy mặt cụ Hồ lúc bấy giờ dù rất muốn săn tin, cũng không nỡ nài ép. Trong mấy ngày, trông cụ già thêm mười tuổi. Không ai biết rõ những điều được thảo luận giữa cụ Hồ và ông Marius Moutet. Lúc đó có ý định của Pháp trong vấn đề Việt Nam đã khá rõ rệt, Pháp muốn thành lập 3 vùng riêng biệt, nếu có thể thì biến thành ba quốc gia không liên hệ gì với nhau. Nam kỳ tự trị, gọi là Cộng hòa Nam kỳ, hoàn toàn do Pháp chi phối qua những bù nhìn kiểu Nguyễn Văn Thinh. Nước Việt Nam, mà trong mọi danh từ chính thức Pháp vẫn cố tình gọi là Annam, có thể gồm từ phía Bắc Phan Thiết ra đến biên giới Hoa-Việt, có thể giao cHồ Chính phủ Việt Minh, và một cao nguyên tự trị, và một cao nguyên tự trị, chạy đi từ vùng Đà Lạt, Tuyên Đức, lên đến Ban Mê Thuộc, Kontum. Lúc bấy giờ có nhiều tin đồn nói rằng Pháp đã tìm thấy trong vùng Cao Nguyên này, và phần Cao Nguyên thuộc lãnh thổ Lào tiếp giáp với vùng này những khoáng sản quí báu: than đá, dầu hỏa, Uranium v.v… Nhìn nét mặt cụ Hồ sau buổi họp kín với bộ trưởng Thuộc Địa Marius Moutet, người ta đoán được rằng cụ Hồ đã nhượng bộ thêm một chút. Lúc bấy giờ cũng có nhiều tin đồn trong giới Việt kiều ở Pháp, đồn rằng nước Pháp thấy không thể buộc cụ Hồ chấp nhận một giải pháp hoàn toàn có lợi cho Pháp, đang muôi ý định bắt cóc, hay giam lỏng cụ Hồ không cho về nước, nếu cụ không ký kết với Pháp một thỏa hiệp công nhận Cộng Hòa Nam Kỳ, và Cao Nguyên tự trị. Tất cả chỉ là những tin đồn bởi vì cho đến hôm nay lịch sử vẫn không cho biết rõ những cuộc thảo luận tại bộ Thuộc Địa Pháp đã diễn ra như thế nào, tranh luận về những vấn đề nào. Nhưng càng ngày người ta càng thấy cụ Hồ mất bình tĩnh, buồn thảm chán ngán hơn một chút. Sau buổi tiếp tân tại nhà Aubrac, chiều tối đó tôi đi xe lửa sang Louvain, Bỉ, dự một buổi thuyết trình của Hội Thừa Sai. Hai hôm sau tôi trở lại, và ngày nào cũng có một vài Việt kiều đến nói chuyện với tôi về số phận hội nghị Fontainebleau, và những cuộc gặp gỡ giữa cụ Hồ với ông Moutet. Nhờ đó, tuy không gặp lại cụ Hồ một lần nào trước khi cụ rời nước Pháp, tôi cũng biết được, như mọi người lúc bấy giờ có thể biết, những gì xảy ra quanh cụ Hồ. Nguyễn Mạnh Hà ở lại cho đến ngày cuối cùng, trong lúc một phần phái đoàn Việt Minh tham dự hội nghị Fontainebleau về, đã rời Pháp, đi tàu thủy từ Marseille về Sài Gòn, ghé Cap, rồi ra thẳng Hà Nội. Những cuộc hội đàm giữa cụ Hồ và Moutet không hề được văn kiện hóa. Cụ Hồ là người có trí nhớ phi thường, và để giữ bí mật hoàn toàn về nội dung những cuộc mật đàm này cụ không muốn lập một văn kiện gì về những cuộc mật đàm đó. Một lần gặp Nguễn Mạnh Hà, sau khi từ Louvain về Ba-Lê, tôi có hỏi về nội dung những cuộc họp ở bộ Thuộc Địa, Hà lắc đầu, nói rằng Hà cũng chỉ biết qua những tin đồn, qua nét mặt càng ngày càng buồn thảm của cụ Hồ, sau mỗi lần gặp ông Moutet. Và Hà đoán rằng những cuộc gặp gỡ mật đó không thể nào gọi là một thành công đối với cụ Hồ. Hà cùng tôi thảo l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chế độ ngô đình diệm lịch sử việt nam đấu tranh ở miền nam các cuộc đấu tranh của nông dân khủng hoảng chính trị ở miền namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 139 0 0 -
69 trang 68 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 56 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 53 0 0 -
11 trang 45 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 42 0 0 -
26 trang 40 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 39 0 0 -
4 trang 37 0 0
-
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 37 0 0