Danh mục

Cuộc chiến tiền tệ: Phần 1

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Các cuộc chiến tranh tiền tệ: Nguyên nhân tạo ra các cuộc khủng hoảng tiếp theo - Phần 1 gồm có những nội dung chính sau: Trước chiến tranh, chiến tranh tiền tệ, hồi ức về một thời kỳ vàng son, chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất (1921-1936), chiến tranh tiền tệ lần thứ II (1967-1987), chiến tranh tiền tệ lần thứ III (2010…). Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc chiến tiền tệ: Phần 1 Dành tặng Ann, Scott, Ali, Will và Sally — với tình yêu và lòng biết ơn và để tưởng nhớ cha tôi, Richard H. Rickards với Old Breed ở Peleliu, Okinawa và Trung Quốc -----*----- “Khi bạc tiền trong xứ Ai Cập và xứ Canaan đã hết, thì tất cả dân Ai Cập đều đến cùng Joseph mà kêu rằng: Xin cho chúng tôi lương thực; lẽ nào vì cớ hết tiền mà chúng tôi phải chết trước mặt Chúa sao?” • Sáng Thế Ký 47:15, phiên bản Vua James LỜI NÓI ĐẦU Một chiều chủ nhật yên ả ngày 15 tháng Tám năm 1971, Tổng thống Richard Nixon đã xuất hiện trên chương trình truyền hình phổ biến nhất Hoa Kỳ, công bố chính sách kinh tế mới của ông. Chính phủ đang áp đặt các biện pháp kiểm soát giá cả trên toàn nước Mỹ, áp thuế nhập khẩu cao và cấm dùng đô-la để mua vàng. Đất nước đang trong cơn khủng hoảng, hậu quả từ một cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra khiến cho niềm tin vào đồng đô-la Mỹ bị đổ vỡ, và Tổng thống đã quyết định rằng các biện pháp cực đoan là cần thiết. Hiện nay chúng ta cũng đang có một cuộc chiến tranh tiền tệ mới, và một cuộc khủng hoảng niềm tin vào đồng đô-la cũng đang diễn ra. Lần này các hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với thời Nixon. Tiến trình toàn cầu hóa, các công cụ phái sinh và đòn bẩy được sử dụng hơn bốn mươi năm qua đã tạo nên sự hỗn loạn tài chính và nó còn lan tràn khắp nơi, không thể ngăn chặn nổi. Cuộc khủng hoảng mới sẽ có thể khởi nguồn từ các thị trường tiền tệ và lây lan nhanh chóng sang các thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường hàng hóa. Khi đồng đô-la sụp đổ, các thị trường được định giá bằng đồng tiền này cũng sẽ sụp đổ theo. Sự hỗn loạn sẽ nhanh chóng lan tràn khắp thế giới. Kết quả là, một vị Tổng thống Hoa Kỳ, có thể là ông Obama, sẽ lại xuất hiện trên sóng phát thanh truyền hình và trên không gian mạng để thông báo một kế hoạch can thiệp triệt để nhằm giải cứu đồng đôla không để nó sụp đổ hoàn toàn, kêu gọi sự tham gia của các cơ quan quyền lực nhà nước. Kế hoạch mới này có thể liên quan đến việc quay lại chế độ Bản vị vàng. Nếu vàng được sử dụng, giá vàng sẽ được đẩy cao hơn rất nhiều nhằm hỗ trợ khối lượng cung tiền khổng lồ với số lượng cố định của lượng vàng khả dụng. Những người Mỹ đã đầu tư vào vàng sẽ phải đối mặt với mức thuế 90% đánh vào “các khoản lợi nhuận mới từ trên trời rơi xuống”, thuế này được áp dưới danh nghĩa là sự công bằng. Vàng của châu Âu và Nhật Bản hiện nay được cất giữ tại New York sẽ có thể được quốc hữu hóa và chuyển đổi để phục vụ cho Chính sách đô-la mới. Không nghi ngờ gì nữa, người châu Âu và Nhật Bản sẽ được nhận các tờ biên nhận số lượng vàng trước đây của họ, có thể chuyển đổi thành tiền đô-la mới theo một mức giá cao hơn. Theo cách chọn lựa khác, Tổng thống có thể tránh không quay lại với vàng mà sử dụng một loạt các hoạt động kiểm soát vốn cùng với sự sáng tạo ra một đồng tiền toàn cầu từ IMF nhằm khôi phục thanh khoản và ổn định tình hình. Vụ giải cứu trên quy mô toàn cầu này của IMF sẽ không dùng đồng đô-la cũ – loại tiền không thể chuyển đổi được – mà phải là một loại tiền toàn cầu mới được phát hành, gọi là đồng SDR. Cuộc sống sẽ tiếp diễn, nhưng hệ thống tiền tệ quốc tế sẽ không bao giờ giống như trước kia. Đây không phải là sự tiên đoán quá lời. Điều này đã từng lặp đi lặp lại trong quá khứ: các loại tiền giấy sụp đổ, tài sản bị đóng băng, vàng bị sung công và hoạt động kiểm soát vốn được áp đặt. Hoa Kỳ không được “miễn dịch” với các động thái này; thực ra nước Mỹ đã từng biện hộ nhiều cho việc giảm giá đồng đô-la từ thập niên 1770 đến thập niên 1970, thông qua giai đoạn Cách mạng, thời Nội chiến, Đại khủng hoảng và siêu lạm phát thời chính quyền Carter. Việc đồng tiền không sụp đổ trong một thế hệ chỉ mang hàm ý rằng sẽ có sụp đổ trong tương lai. Đây không phải là vấn đề dự đoán – hiện đã có đủ các điều kiện tiên quyết. Ngày nay, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Ben Bernanke, đang chơi một canh bạc lớn nhất trong lịch sử tài chính. Bắt đầu từ năm 2007, Fed đã tranh đấu không để suy sụp nền kinh tế bằng cách cắt giảm các mức lãi suất ngắn hạn và cho vay tự do. Cuối cùng, các mức lãi suất về zero, và Fed dường như đã “hết đạn”. Sau đó, trong năm 2008, Fed đã tìm thấy một “viên đạn mới”: nới lỏng định lượng (quantitative easing). Trong khi Fed mô tả chương trình này là sự nới lỏng các điều kiện tài chính thông qua việc hạ thấp các mức lãi suất dài hạn, thì về bản chất đây chỉ là chương trình in tiền để thúc đẩy tăng trưởng. Fed đang cố gắng để thổi phồng giá tài sản, giá hàng hóa và giá tiêu dùng nhằm bù đắp sự giảm phát tự nhiên và kéo theo sau là đổ vỡ. Tổ chức này, xét về căn bản, đang chơi kéo co với nạn giảm phát, mà giảm phát thường đi kèm với suy thoái. Giống như trong trò kéo co điển hình, mới đầu sẽ chưa có gì xảy ra. Hai đội cân bằng với nhau và ghìm nhau bất động một lúc, chỉ có sợi dây là rất căng. Cuối cùng, một bên sẽ sụp đổ, và phía bên kia sẽ kéo những kẻ thua cuộc qua vạch ngang để tuyên bố chiến thắng. Đây là bản chất canh bạc của Fed. Phải gây ra lạm phát trước khi giảm phát chiếm ưu thế, phải giành chiến thắng trong trò kéo co này. Trong trò kéo co, sợi dây là kênh dẫn để bên này truyền áp lực cho bên kia. Cuốn sách này muốn trình bày về sợi dây. Trong cuộc thi kéo co giữa lạm phát và giảm phát, sợi dây là đồng đô-la. Đồng đô-la chịu tất cả các sức căng của các lực lượng đối lập nhau và lan tỏa áp lực ra toàn thế giới. Giá trị của đồng đô-la là cách để biết ai là người thắng. Thực chất trò kéo co này là cuộc chiến tranh tiền tệ, là cuộc tấn công vào giá trị của mỗi cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa trên thế giới. Trong viễn cảnh tốt nhất mà Fed có thể có, giá trị tài sản sẽ được củng cố, các ngân hàng khỏe mạnh hơn, nợ ...

Tài liệu được xem nhiều: