Danh mục

Đa dạng hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 430.62 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh đã ghi nhận được 98 loài, 74 chi và 42 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Có 56 loài (chiếm 57,1% tổng số loài) có giá trị sử dụng để làm thuốc, làm thực phẩm, cây cảnh và gia dụng. Dạng sống của thực vật được chia làm 6 nhóm chính bao gồm nhóm cây thân thảo, nhóm cây bụi (bụi/tiểu mộc), nhóm cây gỗ lớn, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm thủy sinh và nhóm dây leo. Có 6 kiểu thảm thực vật được ghi nhận bao gồm: quần hợp thực vật ưu thế nghể (Polygonum spp.), quần hợp thực vật ưu thế lục bình (Eichhornia crassipes), quần hợp thực vật ưu thế tre gai (Bambusa bambos), quần hợp thực vật ưu thế cỏ ống (Panicum spp.), quần hợp thực vật ưu thế dâu tằm, mai dương và quần hợp thực vật trên đất canh tác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 51-56 ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT VÙNG HẠ LƯU SÔNG ĐẠI NINH HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Đặng Văn Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dvsonitb@yahoo.com.vn TÓM TẮT: Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh đã ghi nhận được 98 loài, 74 chi và 42 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Có 56 loài (chiếm 57,1% tổng số loài) có giá trị sử dụng để làm thuốc, làm thực phẩm, cây cảnh và gia dụng. Dạng sống của thực vật được chia làm 6 nhóm chính bao gồm nhóm cây thân thảo, nhóm cây bụi (bụi/tiểu mộc), nhóm cây gỗ lớn, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm thủy sinh và nhóm dây leo. Có 6 kiểu thảm thực vật được ghi nhận bao gồm: quần hợp thực vật ưu thế nghể (Polygonum spp.), quần hợp thực vật ưu thế lục bình (Eichhornia crassipes), quần hợp thực vật ưu thế tre gai (Bambusa bambos), quần hợp thực vật ưu thế cỏ ống (Panicum spp.), quần hợp thực vật ưu thế dâu tằm, mai dương và quần hợp thực vật trên đất canh tác. Từ khóa: Đa dạng, tài nguyên thực vật, thảm thực vật, Lâm Đồng, Việt Nam. MỞ ĐẦU pháp để nghiên cứu mối tương quan giữa thực Vùng hạ lưu sông Đại Ninh thuộc xã Ninh vật và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là phương pháp Braun - Blanquet được dùng phổ vùng có nền khí hậu đặc trưng cho khu vực Tây biến và dễ sử dụng nhất. Phương pháp này giúp Nguyên, nhiệt độ trung bình năm từ 22-27oC, tiết kiệm thời gian và không phức tạp khi thu địa hình dốc và vị trí địa lý tương đối phức tạp, thập và xử lý số liệu. Phương pháp được sử hướng Đông Bắc giáp với huyện Đơn Dương và dụng nhằm xác định một cách có hệ thống các thành phố Đà Lạt, hướng Tây Nam giáp với thảm thực vật với đơn vị căn bản các quần hợp huyện Lâm Hà, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng thực vật (association) trong khu vực khảo sát. và huyện Bắc Bình, Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Phương pháp Braun - Blanquet dựa trên Thuận. Hệ thực vật trong vùng chủ yếu là cây thành phần loài có mặt để xác định các quần bụi ven bờ, cây thân thảo, cây thủy sinh, cây ăn hợp thực vật. Việc lấy mẫu đòi hỏi phải đảm quả và các loại cây hoa màu khác. bảo các điều kiện sau: 1. Ô mẫu thực hiện trên nhiều diện tích khảo sát và phân bố một cách Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát ngẫu nhiên; 2. Số lượng ô mẫu có thể thay đổi hiện trạng thảm thực vật của các hệ sinh thái tùy theo điều kiện khảo sát; 3. Các ô mẫu khảo trên cạn, thủy vực và nông nghiệp, nhằm góp sát phải tương đối đồng nhất về quần hợp thực phần đánh giá nguồn tài nguyên thực vật, giúp vật, các điều kiện môi trường và diện tích. địa phương thuận lợi hơn trong việc quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài Tuy nhiên, để đơn giản trong việc khảo sát nguyên này. thực địa, chúng tôi chọn ô mẫu với kích thước tương đối cho các kiểu thảm thực vật khác nhau: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối với thảm cỏ: 1 m  1 m (1 m2); 2. Đối với Ngoài thực địa rừng hỗn giao: 50 m  50 m (2.500 m2); 3. Đối Thu mẫu thực địa: Tiến hành điều tra và thu với rừng thuần loại: 100 m  100 m (10.000 m2). mẫu thực vật tại khu vực nghiên cứu. Mẫu vật Ghi nhận thành phần loài thực vật trong ô khảo thu thập được chụp ảnh và xử lý sơ bộ ngoài sát, đồng thời đánh giá mức độ có mặt của chúng thực địa bằng dung dịch alcohol 70-80%, kèm thông qua độ che phủ (coverage) và xã hội tính theo lý lịch mẫu. Tất cả các thông tin thu thập (sociability). Hai đại lượng này mới chỉ được ước ngoài thực địa được ghi chép vào sổ công tác lượng, chưa được tính toán. thực địa hằng ngày. Độ che phủ: là diện tích che phủ của một Đo ô mẫu: Hiện nay, có rất nhiều phương loài nào đó trên diện tích ô mẫu và để mô tả 51 Dang Van Son Braun - Blanquet đã phân biệt các cấp độ như xác định tên khoa học dựa theo các tài liệu bảng 1. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: