Danh mục

Đa dạng hóa thu nhập tại ngân hàng thương mại Việt Nam – thực trạng và giải pháp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 669.74 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là việc các ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh truyền thống sang các hoạt động có thu nhập ngoài lãi (TNNL). Nghiên cứu này phân tích TNNL của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) từ năm 2009 đến năm 2018 nhằm đánh giá thực trạng đa dạng hóa thu nhập tại ngân hàng trong thời gian qua để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao mức độ đa dạng hóa thu nhập, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của NHTMVN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng hóa thu nhập tại ngân hàng thương mại Việt Nam – thực trạng và giải pháp Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Đỗ Thị Hương, Nguyễn Thị Đoan Trang Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM TÓM TẮT Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là việc các ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh truyền thống sang các hoạt động có thu nhập ngoài lãi (TNNL). Nghiên cứu này phân tích TNNL của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) từ năm 2009 đến năm 2018 nhằm đánh giá thực trạng đa dạng hóa thu nhập tại ngân hàng trong thời gian qua để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao mức độ đa dạng hóa thu nhập, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của NHTMVN. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian qua, mặc dù mức độ đa dạng hóa thu nhập tại NHTMVN có tăng nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, thu nhập chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, các ngân hàng muốn tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập thì cần đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng. Từ khóa: Đa dạng hóa thu nhập, thu nhập ngoài lãi, thu nhập ngân hàng. 1. Giới thiệu Để đáp ứng xu hướng phát triển cạnh tranh và thực hiện đề án của Chính phủ về “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, các ngân hàng thương mại đã mạnh dạn hơn trong việc mở rộng các hoạt động trung gian truyền thống như huy động vốn, cho vay sang các hoạt động có thu nhập ngoài lãi làm đa dạng hóa thu nhập (TN) cho ngân hàng, nên tỷ lệ TNNL đã tăng lên hàng năm và đến năm 2018, tỷ lệ TNNL trung bình của các NHTMVN đạt 25%. Đã có những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi các ngân hàng đa dạng hóa sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho các ngân hàng như nghiên cứu của Elsas, Hackethal & Holzhäuser (2010), Gurbuz, Yanik & Ayturk (2013), Meslier, Tacneng & Tarazi (2014), Lee, Yang & Chang (2014), Moudud-Ul-Huq, Zheng, Gupta & Ashraf (2018). Các nghiên cứu ở Việt Nam như Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành (2015), Lê Văn Hậu, Phạm Xuân Quỳnh (2016), Nguyễn Minh Sáng (2017), Nguyễn Thị Đoan Trang (2019) cũng cho thấy đa dạng hóa thu nhập sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho NHTMVN. Như vậy, việc nghiên cứu để đánh giá thực trạng đa dạng hóa thu nhập của NHTMVN trong thời gian qua, từ đó gợi ý những giải pháp nhằm tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTMVN là rất cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết Theo Sanya & Wolfe (2011), đa dạng hóa là một chiến lược đầu tư được thiết kế nhằm giảm bớt rủi ro bằng cách kết hợp một loạt các khoản đầu tư khác nhau. Việc kết hợp này tạo ra một danh mục đầu tư theo nhiều hướng và không có khả năng tất cả các khoản đầu tư di chuyển theo cùng một hướng. Theo Rose & Hudgins (2008), đa dạng hóa TN của ngân hàng được thể hiện qua sự thay đổi tỉ lệ của TNNL trong tổng TN của ngân hàng. Nếu như nguồn TN của ngân hàng có được chỉ duy nhất từ TN lãi ròng thì được gọi là tập trung, nhưng nếu nguồn thu này có được phân chia giữa TNNL và TN từ lãi thì được gọi là đa dạng hóa. Với việc đa dạng hóa TN, ngân hàng không còn tập trung vào mảng kinh doanh truyền thống mà dần chuyển dịch sang kinh doanh phi truyền thống tạo thêm nguồn TN cho ngân hàng. Theo Elsas & cộng sự (2010), các NHTM thường đa dạng hóa TN bằng cách dịch chuyển từ các hoạt động kinh doanh truyền thống nhằm thu lãi như tiền gửi và tiền vay sang các hoạt động thu phí; sau đó dựa trên cơ sở TN từ phí ổn định, các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phi truyền thống khác như hoạt động đầu tư nhằm gia tăng tỷ trọng TNNL trong tổng TN hoạt động. 244 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Như vậy, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng chính là việc các ngân hàng không còn tập trung vào các hoạt động kinh doanh truyền thống mà phân chia giữa thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đo lường đa dạng hóa thu nhập ngân hàng Thu nhập của ngân hàng chia thành 2 loại thu nhập chính là TN từ lãi và TNNL. Trong đó, TN lãi là các khoản thu lãi từ hoạt động tín dụng, thu lãi tiền gửi, thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ … TNNL bao gồm thu từ hoạt động phí dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư và các khoản thu từ góp vốn & hoạt động khác. Theo Asif và Akhter (2019), qua lược khảo các nghiên cứu trước về đa dạng hóa thì đa số các nghiên cứu đo lường đa dạng hóa TN thông qua tỷ lệ TNNL (NON). Tỷ lệ này được tính như sau: ????ℎ???? ????ℎậ???? ????ℎ????ầ???? ????????????à???? ????ã???? ???????????? = ????ổ???????? ????ℎ???? ????ℎậ???? ????ℎ????ầ???? TN lãi thuần = TN lãi – Chi phí lãi TN thuần ngoài lãi = TN thuần từ hoạt động dịch vụ + TN thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + TN thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán + TN thuần khác Tổng TN thuần = TN lãi thuần + TN thuần ngoài lãi 3. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá thực trạng đa dạng hóa TN của các NHTMVN, nhóm tác giả áp dụng phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu về TN lãi và TNNL trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 28 NHTMVN trong 10 năm (từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến năm 2018). Hệ thống NHTMVN bao gồm 35 ngân hàng, tuy nhiên do có một số ngân hàng công bố không đầy đủ báo cáo tài chính nên dữ liệu nghiên cứu bao gồm của 28 NHTMVN. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước VN tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của các NHTMVN là 9.418.330 tỷ đồng. Tổng tài sản c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: