Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 733.76 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam" tập trung xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam; phân tích hoạt động đa dạng hóa có cải thiện khả năng sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro của các NHTM Việt Nam hay không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ĐA DẠNG HÓA VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Trần Hùng Sơn1, Nguyễn Thị Yến Nhi2 (1),(2) Trường Đại học Kinh tế - Luật Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có tác động đến hiệu quả tại các NHTM Việt Nam, trong đó đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, trong khi đa dạng hóa tài sản có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Riêng đối với hiệu quả đã điều chỉnh rủi ro, cả đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đều có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro, trong khi đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi lại có tác động tiêu cực đến chỉ số này. Về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu điều chỉnh rủi ro, kết quả nghiên cứu chỉ nhận thấy tác động tích cực của đa dạng hóa tài sản đến chỉ số này. Từ khóa: Đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản, đa dạng hóa địa lý, hiệu quả hoạt động 1. Giới thiệu Các nhà hoạch định chính sách nên hạn chế hay cho phép các ngân hàng tham gia vào các hoạt động đa dạng hóa là một câu hỏi được các nhà nghiên cứu và thực tiễn quan tâm. Mặc dù hoạt động đa dạng hóa của ngân hàng (đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý) ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (khả năng sinh lời và rủi ro) đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm, tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy cả tính kinh tế và phi kinh tế của việc đa dạng hóa. Một số nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa (đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý)có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (De Young, 1994; Casu và Giardone, 2005; Chiorazzo và cộng sự, 2008; Estes, 2014; Cotugno và Stefanelli 2012; Du và cộng sự 2015; Morgan & Samolyk, 2003; Deng & Elyasiani, 2008). Ngược lại, một số kết quả nghiên cứu cho rằng, đa dạng hóa(đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý) không có ảnh hưởng hoặc có tương quan âm với hiệu quả ngân hàng và làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng (DeYoung và Roland, 2001; DeYoung và Rice 2004; Stiroh 2004;Mercieca và cộng sự, 2007; Edirisuriya và cộng sự, 2015; Goetz và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đến hiệu quả hoạt động ngân hàng phần lớn thực hiện tại các nước phát triển và chưa có nhiều nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi. Các nghiên cứu về chủ đề này cũng đã được thực hiện tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ tập trung vào khía cạnh ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Canh và cộng sự, 2013; Hồ Thị Hồng Minh vàNguyễn Thị Cành, 2014; Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai 2015; Phạm Xuân Quỳnh và Lê Long Hậu, 2016). Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam và đóng góp 16-18% trong tăng trưởng kinh tế (Stewart và cộng sự, 2016). Trước năm 2007, thị trường cho vay truyền thống và tiền gửi là sự cạnh tranh bởi các NHTM nhà nước và cổ phần (ADB, 2015). Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2007, số lượng các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng lên và làm giảm thu nhập biên của các ngân hàng trong nước. Với sự cạnh tranh ngày càng nhiều từ các ngân hàng nước ngoài, các NHTM trong nước đã đa dạng hóa hoạt động của mình từ các hoạt động cho vay truyền thống 410 sang các hoạt động khác dựa trên thu nhập từ phí (Nguyen and Simioni, 2015). Đồng thời, các ngân hàng cũng nỗ lực mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa về mặt địa lý để mở rộng địa bàn, thu hút nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu việc đa dạng hóa này có thực sự làm gia tăng hiệu quả của các NHTM Việt Nam hay không? Nghiên cứu này có những đóng góp về mặt thực nghiệm ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập và thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2016, đây là giai đoạn các ngân hàng này có những thay đổi lớn trong cấu trúc thu nhập của mình. Thứ hai, chúng tôi cũng phân tích hoạt động đa dạng hóa có cải thiện khả năng sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro của các NHTM Việt Nam hay không. 2. Khung lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm 2.1 Đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động ngân hàng Các lý thuyết liên quan đến đa dạng hóa ngân hàng thường phân tích các lợi ích và chi phí trong chiến lược phát triển. Trong đó, lý thuyết danh mục đầu tư cho rằng, các nguồn thu nhập từ các hoạt động tài chính khác nhau không có tương quan hoàn toàn. Hay nói cách khác, các nguồn thu nhập ngoài lãi như thu thập từ phí dịch vụ, từ các hoạt động đầu tư… thường rất ít hoặc không tương quan với nguồn thu nhập từ lãi. Đa dạng hóa giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động nhất là khi quy mô và phạm vi hoạt động gia tăng, giảm biến động mang tính chu kỳ của lợi nhuận ngân hàng do lợi nhuận từ các hoạt động không tương quan hoàn hảo, đồng thời đa dạng hóa thu nhập tạo áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng, buộc các ngân hàng phải tăng tính sáng tạo và hiệu quả khi mở rộng cung cấp các dịch vụ của mình (Acharya và các tác giả, 2006, Lepetit và các tác giả, 2008).Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra động cơ của việc đa dạng hóa thu nhập như: đa dạng hóa giúp các ngân hàng chống lại rủi ro ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ĐA DẠNG HÓA VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Trần Hùng Sơn1, Nguyễn Thị Yến Nhi2 (1),(2) Trường Đại học Kinh tế - Luật Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có tác động đến hiệu quả tại các NHTM Việt Nam, trong đó đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, trong khi đa dạng hóa tài sản có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Riêng đối với hiệu quả đã điều chỉnh rủi ro, cả đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đều có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro, trong khi đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi lại có tác động tiêu cực đến chỉ số này. Về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu điều chỉnh rủi ro, kết quả nghiên cứu chỉ nhận thấy tác động tích cực của đa dạng hóa tài sản đến chỉ số này. Từ khóa: Đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản, đa dạng hóa địa lý, hiệu quả hoạt động 1. Giới thiệu Các nhà hoạch định chính sách nên hạn chế hay cho phép các ngân hàng tham gia vào các hoạt động đa dạng hóa là một câu hỏi được các nhà nghiên cứu và thực tiễn quan tâm. Mặc dù hoạt động đa dạng hóa của ngân hàng (đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý) ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (khả năng sinh lời và rủi ro) đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm, tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy cả tính kinh tế và phi kinh tế của việc đa dạng hóa. Một số nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa (đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý)có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (De Young, 1994; Casu và Giardone, 2005; Chiorazzo và cộng sự, 2008; Estes, 2014; Cotugno và Stefanelli 2012; Du và cộng sự 2015; Morgan & Samolyk, 2003; Deng & Elyasiani, 2008). Ngược lại, một số kết quả nghiên cứu cho rằng, đa dạng hóa(đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý) không có ảnh hưởng hoặc có tương quan âm với hiệu quả ngân hàng và làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng (DeYoung và Roland, 2001; DeYoung và Rice 2004; Stiroh 2004;Mercieca và cộng sự, 2007; Edirisuriya và cộng sự, 2015; Goetz và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đến hiệu quả hoạt động ngân hàng phần lớn thực hiện tại các nước phát triển và chưa có nhiều nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi. Các nghiên cứu về chủ đề này cũng đã được thực hiện tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ tập trung vào khía cạnh ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Canh và cộng sự, 2013; Hồ Thị Hồng Minh vàNguyễn Thị Cành, 2014; Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai 2015; Phạm Xuân Quỳnh và Lê Long Hậu, 2016). Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam và đóng góp 16-18% trong tăng trưởng kinh tế (Stewart và cộng sự, 2016). Trước năm 2007, thị trường cho vay truyền thống và tiền gửi là sự cạnh tranh bởi các NHTM nhà nước và cổ phần (ADB, 2015). Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2007, số lượng các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng lên và làm giảm thu nhập biên của các ngân hàng trong nước. Với sự cạnh tranh ngày càng nhiều từ các ngân hàng nước ngoài, các NHTM trong nước đã đa dạng hóa hoạt động của mình từ các hoạt động cho vay truyền thống 410 sang các hoạt động khác dựa trên thu nhập từ phí (Nguyen and Simioni, 2015). Đồng thời, các ngân hàng cũng nỗ lực mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa về mặt địa lý để mở rộng địa bàn, thu hút nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu việc đa dạng hóa này có thực sự làm gia tăng hiệu quả của các NHTM Việt Nam hay không? Nghiên cứu này có những đóng góp về mặt thực nghiệm ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập và thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2016, đây là giai đoạn các ngân hàng này có những thay đổi lớn trong cấu trúc thu nhập của mình. Thứ hai, chúng tôi cũng phân tích hoạt động đa dạng hóa có cải thiện khả năng sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro của các NHTM Việt Nam hay không. 2. Khung lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm 2.1 Đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động ngân hàng Các lý thuyết liên quan đến đa dạng hóa ngân hàng thường phân tích các lợi ích và chi phí trong chiến lược phát triển. Trong đó, lý thuyết danh mục đầu tư cho rằng, các nguồn thu nhập từ các hoạt động tài chính khác nhau không có tương quan hoàn toàn. Hay nói cách khác, các nguồn thu nhập ngoài lãi như thu thập từ phí dịch vụ, từ các hoạt động đầu tư… thường rất ít hoặc không tương quan với nguồn thu nhập từ lãi. Đa dạng hóa giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động nhất là khi quy mô và phạm vi hoạt động gia tăng, giảm biến động mang tính chu kỳ của lợi nhuận ngân hàng do lợi nhuận từ các hoạt động không tương quan hoàn hảo, đồng thời đa dạng hóa thu nhập tạo áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng, buộc các ngân hàng phải tăng tính sáng tạo và hiệu quả khi mở rộng cung cấp các dịch vụ của mình (Acharya và các tác giả, 2006, Lepetit và các tác giả, 2008).Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra động cơ của việc đa dạng hóa thu nhập như: đa dạng hóa giúp các ngân hàng chống lại rủi ro ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đa dạng hóa thu nhập Đa dạng hóa tài sản Đa dạng hóa địa lý Hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ngân hàng thương mại Việt Nam Hoạch định chính sách kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 375 1 0 -
Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Những vấn đề cần quan tâm hiện nay
6 trang 110 0 0 -
Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra
5 trang 106 0 0 -
34 trang 99 0 0
-
15 trang 83 0 0
-
59 trang 54 2 0
-
Thực trạng sử dụng nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
8 trang 45 0 0 -
15 trang 39 0 0
-
Chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1 trang 29 0 0 -
Sáp nhập ngân hàng thương mại Việt Nam
5 trang 29 0 0