Đa dạng thành phần loài, sự phân bố và giá trị bảo tồn các loài rắn (squamata: serpentes) ở Phân khu I, Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thành phần loài, sự phân bố và giá trị bảo tồn các loài rắn (squamata: serpentes) ở Phân khu I, Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI, SỰ PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CÁC LOÀI RẮN (SQUAMATA: SERPENTES) Ở PHÂN KHU I, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƢỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Vũ Thị Phương Hoa, Lớp K60A, Khoa Sinh học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn Tóm tắt: 21 loài rắn thuộc 19 giống, 3 họ đã được ghi nhận phân bố tại phân khu I Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong nghiên cứu này, trong đó có 1 loài hiện mới định tên đến giống là Lycodon sp. Trong đó có 11 loài rắn lần đầu tiên được ghi nhận mới phân bố tại tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu cho thấy có 13 loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn và cấm săn bắt vì mục đích thương mại. Trong số các mẫu thu được, có 1 mẫu hiếm của loài Rắn sãi kut-kai (Amphiesma bitaeniatum) được thu lại sau 84 năm. Trong ba sinh cảnh chính ở khu bảo tồn, sinh cảnh rừng nguyên sinh có số loài phân bố nhiều nhất chiếm 57,14% tổng số loài rắn hiện biết ở khu vực nghiên cứu. Các yếu tố chính tác động đến sự đa dạng của các loài rắn ở khu vực nghiên cứu là việc mất nơi sống do phát nương làm rẫy, phá rừng và nạn săn bắt và buôn bán trái phép các loài rắn. Từ khóa: Rắn, quý hiếm, ghi nhận mới, Mường Nhé, Điện Biên.I. MỞ ĐẦU Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng về địa hình, cảnh quan và khí hậukhác biệt giữa các vùng miền tạo ra sự đa dạng các kiểu hệ sinh thái… đặc điểm đó là cơsở thuận lợi, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển đa dạng các loài bò sát và lưỡngcư ở Việt Nam. Nghiên cứu khoa học về lưỡng cư – bò sát, trong đó có các loài trong phânbộ Rắn (Squamata: Serpentes) có ý quan trọng trong bảo tồn, phục vụ nền kinh tế xanh vàcòn là cơ sở để giám sát quản lí tài nguyên thiên nhiên [4]. Trong công trình về Khu hệ lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam năm 2009 [9] ghi nhận 545loài lưỡng cư, bò sát trong đó phân bộ Rắn có sự đa dạng về loài lớn nhất, 192 loài [9].Nhiều loài mới, ghi nhận mới liên tục được công bố trong những năm vừa qua [3,5]. Tuynhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chưa phản ánh hết đa dạng tài nguyên Rắn đặc biệtlà khu vực vùng núi cao [14]. Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé thuộc tỉnh Điện Biên nằm ở vùngTây Bắc Việt Nam, với tổng diện tích là 45.581 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt là25.679 ha và vùng phục hồi sinh thái là 19.888 ha. Khu BTTN Mường Nhé chia làm 2phân khu I và II, trong đó phân khu I có các dải núi nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,với sườn Tây Nam tiếp giáp với Khu dự trữ sinh quyển Quốc gia Phou Den Din của Lào,phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Với khu hệ rắn của tỉnh Điện Biên, Nguyen et al.(2009) ghi nhận 10 loài thuộc 1 họ [9], Đỗ Thành Trung và Lê Nguyên Ngật (2009) ghinhận 22 loài rắn thuộc 5 họ tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên [11]. KBTTN Mường Nhétrước đây (bao gồm cả KBTTN Mường Tè hiện nay) được khảo sát bởi Nguyễn Văn Sáng(1991) ghi nhận 24 loài thuộc 4 họ, nhưng địa điểm khảo sát của tác giả đều thuộc tỉnh LaiChâu ngày nay [7]. Do đó, có thể thấy rằng, chưa có nghiên cứu nào về đa dạng các loàiRắn ở KBTTN Mường Nhé hiện nay ở tỉnh Điện Biên.128 KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Do vậy, trong khuôn khổ công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, chúng tôitiến hành nghiên cứu “Đa dạng thành phần loài, sự phân bố và giá trị bảo tồn các loàirắn (Squamata: Serpentes) ở phân khu I Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnhĐiện Biên”.II. NỘI DUNG1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá độ đa dạng thành phần loài và sự phân bố của rắn ở phân khu I khu bảotồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. - Xác định các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu. - Bổ sung cơ sở dữ liệu cho việc quản lí bảo tồn các loài rắn tại khu vực nghiên cứucó hiệu quả hơn. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về các loài rắn, đặc biệt là rắn độc.2. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã triển khai các nội dung nghiên cứu như sau: - Xác định thành phần loài rắn ở khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu sự phân bố của chúng theo các dạng sinh cảnh. - Xác định hiện trạng, các yếu tố tác động và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bềnvững tài nguyên rắn ở khu vực nghiên cứu.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp: - Những dẫn liệu khoa học mới có tính hệ thống về đặc điểm khu hệ rắn ở KhuBTTN Mường Nhé. - Chỉ ra mục tiêu sát thực cho hoạt động giáo dục bảo tồn tài nguyên rắn tại nơi đâycho cán bộ kiểm lâm, cộng đồng dân tộc thiểu số.4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thời gian, địa điểm ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học sinh viên Đa dạng thành phần loài Phân bố loài Bảo tồn các loài rắn Loài quý hiếmGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 592 5 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 253 2 0 -
6 trang 215 0 0
-
12 trang 152 0 0
-
Constraints on preinflation fluctuations in a nearly flat open ΛCDM cosmology
8 trang 124 0 0 -
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 120 0 0 -
Hành trình tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 trang 112 0 0 -
Đổi mới đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
6 trang 101 0 0 -
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0 -
10 trang 91 0 0
-
4 trang 82 0 0
-
7 trang 69 0 0
-
Cội nguồn khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh trong tư tưởng Hồ Chí Minh
6 trang 58 0 0 -
Phương pháp giảng dạy đối với học phần Kế toán tài chính 1
8 trang 57 0 0 -
7 trang 49 0 0
-
Nghiên cứu hiệu ứng quang xúc tác và khả năng hấp phụ Cr (VI) của vật liệu Nanocomposite ZnO – CuO
7 trang 47 0 0 -
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị
6 trang 43 0 0 -
Vai trò giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên Việt Nam hiện nay
4 trang 41 0 0 -
Giải pháp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
6 trang 38 0 0 -
Quan hệ lao động trong bối cảnh Việt Nam thực hiện Hiệp định EVFTA
5 trang 38 0 0