Danh mục

Đặc điểm chấn thương bụng kín trẻ em và điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.99 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc khảo sát đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhi chấn thương bụng kín. Nguyên nhân phổ biến gây chấn thương bụng kín là TNGT và phương tiện chủ yếu là xe hai bánh. Tỷ lệ chuyển viện không an toàn còn khá cao 22%. Thang điểm PTS có ý nghĩa trong tiên lượng phẫu thuật ở bệnh nhi chấn thương bụng kín.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm chấn thương bụng kín trẻ em và điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 ĐẶC ĐIỂM CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TRẺ EM VÀ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Nguyễn Anh Tuấn*, Phạm Văn Quang**, Trịnh Hữu Tùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhi chấn thương bụng kín. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Có 139 trường hợp bị chấn thương bụng kín nhập bệnh viện Nhi đồng 2. Nhóm tuổi ≥ 6 tuổi thường gặp nhất (60,4%); tỷ lệ nam/nữ=1,6. Nguyên nhân phổ biến là tai nạn giao thông (61,9%) và phương tiện gây tai nạn là xe hai bánh (77,9%). 71,9% được chuyển viện từ tuyến dưới, trong đó 22% chuyển viện không an toàn. Nhập viện với biểu hiện suy hô hấp (21,6%); thiếu máu (20,9%) và sốc (7,2%). Khám lâm sàng: đau bụng (94,2%); tụ máu/xây xát da (56,1%); phản ứng thành bụng (25,9%) và xuất huyết nội (20,9%). Bất thường trên X- Quang bụng, siêu âm bụng, CT-Scan bụng lần lượt là 5,6%, 91,2%, 94,3%. Tổn thương gan 36,9%; lách 29,1%; thận 19,4% và tụy 7,3%. Mức độ chấn thương theo thang điểm PTS: 87% chấn thương nhẹ, 13% chấn thương nặng và rất nặng. Tỷ lệ điều trị bảo tồn không phẫu thuật 89,2%; phẫu thuật 10,8%. Tỷ lệ điều trị bảo tồn thành công trên gan, lách, thận và tụy lần lượt là 95,1%, 95,8%, 75% và 83,3%. Tỷ lệ sống 99,3%. Yếu tố lâm sàng liên quan đến phương pháp điều trị phẫu thuật: tình trạng sốc, tiểu máu, phản ứng thành bụng, xuất huyết nội, chấn thương theo thang điểm PTS. Yếu tố điều trị liên quan đến điều trị phẫu thuật: thở oxy, thở máy/NKQ và truyền máu. Kết luận: Nguyên nhân phổ biến gây chấn thương bụng kín là TNGT và phương tiện chủ yếu là xe hai bánh. Tỷ lệ chuyển viện không an toàn còn khá cao 22%. Thang điểm PTS có ý nghĩa trong tiên lượng phẫu thuật ở bệnh nhi chấn thương bụng kín. Tỷ lệ điều trị bảo tồn cao 89,2%, nhất là gan (95,1%) và lách (95,8%). Từ khóa: chấn thương bụng kín, điều trị bảo tồn ABSTRACT CHARACTERISTICS OF BLUNT ABDOMINAL TRAUMA IN CHILDREN AND NONOPERATIVE MANAGEMENT AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2 Nguyen Anh Tuan, Pham Van Quang, Trinh Huu Tung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 83 – 91 Objectives: To describe the epidemiological, clinical, paraclinical and therapeutic characteristics among children with blunt abdominal trauma. Method: Cross-sectional study. Results: There were 139 cases with blunt abdominal trauma admitted to Children's Hospital 2. The most common age group was of 6 years or older (60.4%); A male-to-female ratio was of 1.6:1. The most common cause of the trauma was the traffic accidents (61.9%) and among which motorcycle was quite relevant (77.9%). Approximately 71.9% of the cases were transferred from provincial hospitals, of which 22% were not safely transferred. The patients were hospitalized with respiratory distress (21.6%); anemia (20.9%) and shock (7.2%). Clinical manifestations included: abdominal pain (94.2%); ecchymoses/abrasions (56.1%); peritoneal signs (25.9%) and internal bleeding signs (20.9%). Abnormalities on plain abdominal X-ray, ultrasound and CT scan were 5.6%, 91.2%, 94.3%, respectively. Injured organs included liver (36.9%); spleen (29.1%); kidney (19.4%) and pancreas (7.3%). The levels of PTS (Pediatric Trauma Score) injury were: minor (87%), severe or very *Bệnh viện Nhi Đồng 2 **Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Anh Tuấn ĐT: 0908404360 Email: tuan.khth@yahoo.com severe (13%). Injuries were managed nonoperatively (89.2%) and surgically (10.8%). The rate of successful nonoperative management of liver, spleen, kidney, pancreas were 95.1%; 95.8%; 75% and 83.3%, respectively. Survival rate was 99.3%. Clinical factors related to surgical treatments: shock, hematuria, peritoneal signs, 76 Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học internal bleeding, PTS score. Treatment factors related to surgical treatment: oxygen supply, mechanical ventilation and blood transfusion. Conclusion: The common cause of blunt abdominal trauma was traffic accidents, of which motorcycles appeared mainly. The rate of unsafe hospital transfer was still quite high (22%). The PTS scores were significant in the surgical prognosis in patients with blunt abdominal trauma. The rate of nonoperative management of organ was as high as 89.2%, especially for liver (95.1%) and spleen (95.8%). Keywords: blunt abdominal trauma, nonoperative management ĐẶT VẤN ĐỀ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: