Danh mục

Đặc điểm giải phẫu và sinh lý loài vạng trứng (Endospermum chinense Benth.)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.65 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này sẽ cung cấp một số thông tin về cấu tạo giải phẫu lá, nhu cầu ánh sáng, cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, sức hút nước của mô thực vật và khả năng chịu nóng của loài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý loài vạng trứng (Endospermum chinense Benth.) L©m sinh ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOÀI VẠNG TRỨNG (Endospermum chinense Benth.) Nguyễn Thị Thơ1, Vũ Quang Nam2 1 ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp 2 TS. Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Vạng trứng (Endospermum chinense Benth.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là cây gỗ lớn, có thân tròn, thẳng và sinh trưởng nhanh. Gỗ của loài cây này được dùng nhiều trong ngành công nghiệp nhẹ, vỏ thân và lá được dùng trong các bài thuốc đông y. Bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành sinh học và sinh lý thực vật trên đối tượng là các cây Vạng trứng 7-8 tuổi được trồng tại rừng thực nghiệm núi Luốt, Xuân Mai, công trình đã xác định được: các mẫu Vạng trứng có nhu cầu ánh sáng không cao. Tỷ lệ giữa mô đồng hóa/chiều dày lá là 83%, mô dậu/mô khuyết là 0,41. Hàm lượng diệp lục a là 6,607, tỷ lệ diệp lục a/b là 1,007 và cường độ quang hợp là 1,57. Lá Vạng trứng có tầng cutin (7,15µm) và biểu bì trên (36,71 µm) dày, mật độ khí khổng là 293/mm2, biểu bì cólông đa bào, cường độ thoát hơi nước thấp; sức hút nước của tế bào bằng 17,12. Từ những đặc điểm và số liệu này cho thấy Vạng trứng có khả năng chịu hạn, nhưng ở mức độ không cao. Lá Vạng trứng bị tổn thương nặng (90%) ở nhiệt độ 50oC và có thể chết hoàn toàn ở 55-60oC, ở 45oC mức độ tổn thương là 35-40%. Như vậy, khả năng chịu nhiệt (chịu nóng) của Vạng trứng không cao, song với nhiệt độ cao nhất ở núi Luốt là 43oC, Vạng trứng có thể chống chịu và phát triển tốt. Từ khóa: Giải phẫu, mô thực vật, quang hợp, sinh lý, Vạng trứngI. ĐẶT VẤN ĐỀ cứu sâu về đặc điểm cấu tạo giải phẫu và sinh lý loài, để từ đó đề ra một số giải pháp gây Vạng trứng (Endospermum chinense trồng và phát triển loài một cách thích hợp.Benth.), còn gọi là Vạng còng hay Nội châu, Nghiên cứu này sẽ cung cấp một số thông tinthuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), là cây gỗ về cấu tạo giải phẫu lá, nhu cầu ánh sáng,lớn, có thân tròn, thẳng và sinh trưởng nhanh; cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước,lá to, hình xoan rộng với 5 gân đáy, 2 tuyến sức hút nước của mô thực vật và khả năng chịumắt cua to ở gốc lá. Gỗ của loài này có màu nóng của loài.trắng, nhẹ, có giá trị kinh tế khá cao và thườngđược dùng trong sản xuất diêm, bút chì; vỏ II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUthân và lá của cây này được dùng làm thuốc 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứutrong chữa trị gãy xương, phong hàn tê thấp,khớp xương buốt đau, đau lưng đùi, tay chân tê Cành lá và lá của các loài Vạng trứngliệt,...Vạng trứng có phân bố rộng, nhưng tập (Endospermum chinense) có độ tuổi 7-8, tạitrung chủ yếu ở vùng rừng nhiệt đới châu Á rừng thực nghiệm núi Luốt, trường Đại họcnhư Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Lâm nghiệp.Campuchia, Lào... Ở nước ta, Vạng trứng 2.2. Phương pháp nghiên cứuthường gặp ở các tỉnh từ Tuyên Quang, Yên - Giải phẫu lá: 30 mẫu lá bánh tẻ của các cáBái, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái thể khác nhau được lấy ngẫu nhiên, trên mỗiNguyên, vào Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, phiến lá, chọn 3 vị trí của phần thịt lá để giảiQuảng Trị cho đến Kon Tum và Gia Lai. Vạng phẫu. Giải phẫu theo bề mặt dưới của lá để đotrứng tái sinh bằng hạt tốt, sinh trưởng nhanh, đếm số lượng khí khổng và theo độ dày lá đểdễ trồng, có nhu cầu xuất khẩu lớn. Đến nay đã đo đếm độ dày các mô bên trong thịt lá [3].có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm Các mẫu giải phẫu được chụp ảnh, các thôngphân bố và cấu trúc rừng nơi có Vạng trứng số được đo đếm trên kính hiển vi OPTIKAphân bố, nhưng chưa có công trình nào nghiên TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2013 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: