Danh mục

Đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính của thủng đường tiêu hóa do dị vật

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 357.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô tả đặc điểm hình ảnh XQCLVT của các loại dị vật gây thủng đường tiêu hóa. Khảo sát giá trị của XQCLVT trong chẩn đoán thủng đường tiêu hóa do dị vật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính của thủng đường tiêu hóa do dị vậtNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH CỦA THỦNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA DO DỊ VẬT Tôn Long Hoàng Thân*, Võ Tấn Đức*, Nguyễn Thị Phương Loan*TÓM TẮT Mở đầu: Thủng đường tiêu hóa do dị vật là cấp cứu ngoại khoa không thường gặp, chẩn đoán ban đầu khókhăn vì biểu hiện lâm sàng đa dạng. X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) là phương tiện hình ảnh có giá trị nhấtđể chẩn đoán chính xác trước mổ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh XQCLVT của các loại dị vật gây thủng đường tiêu hóa. Khảo sát giá trịcủa XQCLVT trong chẩn đoán thủng đường tiêu hóa do dị vật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca được phẫu thuật hoặc nội soi thực quản– dạ dày lấy dị vật gây thủng đường tiêu hóa tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 1/2014 đến7/2018 và bệnh viện Chợ Rẫy từ 7/2017 đến 7/2018. Tất cả các trường hợp được thu thập hình ảnh DICOM vàđặc điểm lâm sàng từ hồ sơ bệnh án. Kết quả: Trong 70 trường hợp, tỉ lệ nam:nữ = 1,5:1; tuổi trung bình là 49,79 ± 17,99. 14 trường hợp thủngthực quản và 56 trường hợp thủng ở dạ dày – ruột. Tất cả trường hợp thủng thực quản đều chẩn đoán có dị vậttrước khi chụp XQCLVT; 30,3% trường hợp thủng dạ dày – ruột được chẩn đoán là các bệnh không phải cấpcứu ngoại khoa; 21,4% chẩn đoán có dị vật trong ổ bụng trước chụp XQCLVT. Loại dị vật thường gặp là xươngcá (71,4%), tăm tre (15,4%), xương khác (5,7%), răng giả (4,3%). Độ nhạy chẩn đoán dị vật của X quang, siêuâm và XQCLVT lần lượt là 12,1%; 27,7% và 100%. Tất cả các dị vật đều có đầu nhọn. 82,5% dị vật xuyênthành ở các vị trí hẹp, gập góc tự nhiên. Các đặc điểm: mất liên tục thành, tụ khí khu trú, dày thành khu trú ốngtiêu hóa có giá trị nhất để chẩn đoán đúng vị trí thủng ống tiêu hóa. Kết hợp đặc điểm: mất liên tục thành và tụkhí khu trú giúp chẩn đoán vị trí thủng với giá trị tiên đoán dương 95% và độ đặc hiệu 96%. Kết luận: Thủng đường tiêu hóa do dị vật là cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp, biểu hiện lâm sàng đa dạng, dođó, chẩn đoán chính xác thường không dễ dàng. XQCLVT là phương tiện hình ảnh có giá trị nhất để chẩn đoándị vật với độ nhạy 100% và chẩn đoán vị trí thủng ống tiêu hóa dựa vào các đặc điểm như mất liên tục thành, tụkhí khu trú và dày thành ống tiêu hóa khu trú với độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương trên 95%. Từ khóa: Thủng thực quản do dị vật, thủng dạ dày – ruột do dị vật.ABSTRACT COMPUTED TOMOGRAPHY CHARACTERISTICS OF ALIMENTARY TRACT PERFORATION CAUSED BY FOREIGN BODIES Ton Long Hoang Than, Vo Tan Duc, Nguyen Thi Phuong Loan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 120-125 Background: Alimentary tract perforation caused by foreign bodies (FBs) is uncommon in surgeryemergency; it has diverse clinical manifestations, so the correct diagnosis is seldom made. Computed tomographyis the best imaging tools for detection and management preoperation. Objectives: Describing the CT characteristics of FBs which cause alimentary perforation. Describing thevaluation of CT in detection alimentary perforation caused by the foreign body. *BM Chẩn Đóan Hình Ảnh, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Tôn Long Hoàng Thân ĐT: 0366273390 Email: htdragonvn9213@gmail.com120 Chuyên Đề Ngoại KhoaY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Materials and methods: All patients who underwent surgery or endoscopic removing foreign bodiesperforation of the esophagus or gastrointestinal tract between 2014 and 2018 in University of Medical center andCho Ray hospital were retrospectively reviewed. All patients had CT with DICOM standard. Results: There were 70 patients. The patients had an average age of 49.79 ± 17.99 and 60% were male. Atotal of 14 patients who had perforation in the esophagus were diagnosed FBs before having CT. Of the 56 patientswho perforation in the gastrointestinal tract, 21.4% were diagnosed FBs, 30.3% were diagnosed with internal orchronic diseases. The common FBs was fish bones (72.4%), toothpicks (15.4%), others bones (5.7%), dentures(4.3%). The sensitive in detecting FBs of conventional Xrays, ultrasound, and CT was 12.1%; 27.7% and 100%.100% FBs had sharp points. 82.5% perforation sites were the natural narrow and angulation of the alimentarytract. The CT findings that suggested the perforation sites were: focal wall defect, wall thickening, localizedextraluminal air and fluid, abscess formation and adjacent fat stranding. Combining focal wall defect andloca ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: