Danh mục

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG LỖ HÀM DƯỚI TRÊN XƯƠNG KHÔ NGƯỜI VIỆT NAM

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 292.78 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả một số đặc điểm về hình thái lỗ hàm dưới và lưỡi hàm ở người Việt Nam, đồng thời xác định vị trí của lỗ hàm dưới qua đo đạc so với các mốc giải phẫu trên xương. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 40 xương hàm dưới trong bộ sưu tập của Nguyễn Quang Quyền, hiện được lưu giữ tại Bộ môn Giải Phẫu học, Khoa Y, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được tiến hành như sau: trước tiên ghi nhận hình dạng lỗ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG LỖ HÀM DƯỚI TRÊN XƯƠNG KHÔ NGƯỜI VIỆT NAMĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG LỖ HÀM DƯỚI TRÊN XƯƠNG KHÔ NGƯỜI VIỆT NAM ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG LỖ HÀM DƯỚI TRÊN XƯƠNG KHÔ NGƯỜI VIỆT NAM TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả một số đặc điểm về hình thái lỗhàm dưới và lưỡi hàm ở người Việt Nam, đồng thời xác định vị trí của lỗhàm dưới qua đo đạc so với các mốc giải phẫu trên xương. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 40 xương hàm dưới trong bộsưu tập của Nguyễn Quang Quyền, hiện được lưu giữ tại Bộ môn Giải Phẫuhọc, Khoa Y, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đượctiến hành như sau: trước tiên ghi nhận hình dạng lỗ hàm dưới, lưỡi hàm vàcác lỗ hàm phụ nếu có; sau đó dùng thước trượt điện tử và các thước vạch đểxác định vị trí lỗ hàm dưới theo hai chiều trước sau và trên dưới. Kết quả cho thấy lỗ hàm dưới chủ yếu có dạng bầu dục và lưỡi hàmnhô tròn chiếm đa số, với tỉ lệ lỗ hàm phụ là 32,5%. Về vị trí trước sau, lỗhàm dưới nằm ngay sau điểm giữa chiều rộng cành lên với khoảng cách từlỗ hàm dưới đến gờ ngoài và gờ trong bờ trước cành lên là 20,08 ± 2,36 mmvà 14,35 ± 2,23 mm.Về vị trí trên dưới, lỗ hàm dưới nằm hơi trên điểm giữachiều cao cành lên với khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến điểm thấp nhất củakhuyết sigma là 19,99 ± 2,71 mm. Kết luận: Phần lớn lỗ hàm dưới (60%) nằm trên hoặc ngang mặt nhairăng cối lớn dưới. Đồng thời, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vềcác thông số trên giữa bên phải và trái, ngoại trừ sự phân bố hình dạng lưỡihàm. ABSTRACT Objectives: The aim of this study was to observe the morphologicalcharacteristics of the mandibular foramen, the lingula and to determine theprecise location of the mandibular foramen in relation with the surroundinganatomic landmarks. Method: The mandibles of 40 adults from the collection of NguyễnQuang Quyền were used for the study. The results showed that the incidence of the nodular lingula and theoval shape of the mandibular foramen are most prevalent, the accessorymandibular foramen was found on 32,5% cases. In the antero-posteriordirection, the mandibular foramen was located behind in the middle of thewidth of the mandibular ramus, the distance between the mandibularforamen/the external oblique line and the internal oblique line were 20.08 ±2.36 mm and 14.35 ± 2.23 mm. In the infra -superior direction, themandibular foramen was located above in the middle of the height of themandibular ramus, the distance between the mandibular foramen/thesigmoid notch was 19.99 ± 2.71 mm. Conclusion: Most of the mandibular foramen were found above or atthe same level as the occlusal plane mandibular. There were no staticallysignificant differences of the dimensions on the left and the right side exceptfor the incidence of the form of the lingula. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngoài ý nghĩa về mặt nhân chủng học, các nghiên cứu về hình tháicủa lỗ hàm dưới còn có nhiều ứng dụng quan trọng trong công việc điều trịNha khoa, đặc biệt trong thủ thuật gây tê thần kinh xương ổ răng dưới. Nhìnchung, các tác giả thường khảo sát lỗ hàm dưới trên xương khô hoặc trênphim X quang, từ năm 1915 đến năm 1980, nhiều nhà khoa học nhưSchafer, Hamilton, Hayward… đã cố gắng xác định vị trí chính xác có thểđược của lỗ hàm dưới so với một số điểm định hướng trên xương, tuy nhiên,các kết quả đôi khi không thống nhất và yếu tố chủng tộc được đưa ra nhằmlý giải cho hiện tượng trên. Từ đó, các nghiên cứu về lỗ hàm dưới trở nên phong phú hơn, thựchiện ở nhiều dân tộc hơn, gần đây nhất là nghiên cứu trên 38 xương hàmdưới ở người Zimbabwe của Mbajiorgu EF.(2000)(13); nghiên cứu trên 34xương hàm dưới ở người Thổ Nhĩ Kỳ của Oguz O. (2002)(16); nghiên cứutrên 153 xương hàm dưới ở người Thượng Hải của Huang J. (2002)(7). ỞViệt Nam, hình thái lỗ hàm dưới vẫn còn là một ẩn số. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu nhằmxác định một số đặc điểm về hình thái của vùng lỗ hàm dưới trên xương khôngười Việt Nam, với mong muốn góp thêm tư liệu giúp cho công việc thựchành lâm sàng Răng Hàm Mặt nói chung và thủ thuật gây tê thần kinhxương ổ răng dưới nói riêng đạt hiệu quả hơn. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả một số đặc điểm hình thái của vùng lỗ hàm dưới Hình dạng của lỗ hàm dưới Sự hiện diện của lỗ hàm phụ và vị trí thường gặp so với lỗ hàm dưới Hình dạng của lưỡi hàm Xác dịnh vị trí của lỗ hàm dưới so với một số điểm mốc giải phẫu Vị trí của lỗ hàm dưới theo chiều trước sau: khoảng cách từ lỗ hàmdưới đến gờ ngoài và gờ trong bờ trước cành lên. Vị trí tương đối của lỗ hàmdưới so với chiều rộng cành lên Vị trí của lỗ hàm dưới theo chiều trên dưới: khoảng cách từ lỗ hàmdưới đến chỗ thấp nhất của khuyết sigma. Tỉ lệ phân bố vị trí lỗ ...

Tài liệu được xem nhiều: