![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đặc điểm sinh học của nấm lớn và quá trình nuôi cấy chìm các loài nấm
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 549.21 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đặc điểm sinh học của nấm lớn và quá trình nuôi cấy chìm các loài nấm" tìm hiểu quá trình nuôi cấy chìm là một phương pháp tiên tiến hiện nay nhằm thu nhận sinh khối nấm với số lượng lớn và trong thời gian ngắn mà không bị tác động bởi điều kiện môi trường bên ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học của nấm lớn và quá trình nuôi cấy chìm các loài nấm ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY CHÌM CÁC LOÀI NẤM Nguyễn Thị Ngọc Nhi1 1. Viện Phát triển Ứng dụng, nhintn@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Nấm lớn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu protein chất khoáng,các amino acid không thay thế và các vitamin. Ngoài ra, nó còn có các chất chuyển hóa có lợicho sức khỏe như polysacarit, hợp chất phenolic, polyketide, triterpenoids, steroid, alkaloids.Do đó, việc thu nhận sinh khối từ nấm luôn được các nhà khoa học quan tâm. Trong đó, quátrình nuôi cấy chìm là một phương pháp tiên tiến hiện nay nhằm thu nhận sinh khối nấm với sốlượng lớn và trong thời gian ngắn mà không bị tác động bởi điều kiện môi trường bên ngoài. Từ khóa: Chu trình sống, đặc điểm sinh học, hệ sợi nấm, nấm lớn, nuôi cấy chìm1. GIỚI THIỆU Các loại nấm lớn, bao gồm nấm ăn và nấm dược liệu đã gắn liền với cuộc sống của conngười từ rất lâu. Nấm không những dùng làm thực phẩm để chế biến các món ăn hằng ngày màcòn làm dược liệu (nấm linh chi) hay sản xuất các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốcđiều trị một số bệnh (Wasser, 2005; Okigbo & Nwatu, 2015; Bulam et al., 2018). Một số nấmrất giàu khoáng chất đặc biệt là K, P, Ca, Mg, Mn và Se; quan trọng nhất là vitamin D, B (Manziet al., 1999; Sanmee et al., 2003; Kurtzman, 2005; Khan & Tania, 2012; Wang, 2014). Nấm lànguồn protein chất lượng có chứa tất cả các axit amin thiết yếu cần thiết cho con người (Mattilaet al., 2002; Colak et al., 2009; González et al., 2020). Nấm chứa rất ít cholesterol nhưng giàuaxít béo không bão hòa và nhiều carbohydrate dễ tiêu hóa (Breene, 1990; Wani et al., 2010;Valverde et al., 2015), đó là những đặc tính tốt của một thực phẩm lý tưởng cho những ngườibéo phì và phòng chống bệnh tiểu đường (De Silva et al., 2012; Martel et al., 2017). Một sốnấm được cho là đang được sử dụng như thực phẩm điều trị hữu ích trong việc ngăn ngừa cácbệnh như cao huyết áp, tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, ung thư, bảo vệ gan và chốngoxy hóa (Tidke et al., 2006; Woldegiorgis et al., 2015; Abidin et al., 2017 ; Waktola &Temesgen, 2018; Kundu et al., 2021). Trong lịch sử, vào năm 1753 nấm đã được Linnaeus phân loại thuộc nhóm Thallophyta(nhóm Tản thực vật). Điều này do phần lớn các thuộc tính cấu trúc giải phẫu tương đối đơn giảncủa nấm như thiếu rễ thật sự, thân, lá, hoa, và hạt. Sự hiện diện của thành tế bào ở nấm liên quanđến thực vật hơn là động vật. Nó bao gồm các loại tảo, vi khuẩn, nấm và địa y. Các nghiên cứuhiện đại đã chứng minh rằng hệ sinh vật nấm, cùng với các loại nấm khác, có các tính năng củariêng mình. Các loại nấm khác biệt so với giới thực vật và động vật là do khác nhau trong thànhphần, cấu tạo của thành tế bào, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng (osmotrophic), nhưng không phảilà tiêu hóa như các loài động vật. Đây là các đặc điểm khác biệt để đặt chúng trong một giới riêng 262đó là giới Nấm. Giới nấm gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúcdạng sợi, phần lớn thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Nấm có hìnhthức sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng, chúng nhận các chất dinhdưỡng bằng hấp thụ qua bề mặt tế bào, khác với thực vật là tự dưỡng và động vật là nội tiêu hoáqua ống tiêu hoá. Nấm lớn theo nghĩa hẹp, mà mọi người dễ nhận thấy ngoài thiên nhiên hayđược nuôi trồng, tiếng Anh là mushroom. Trên thế giới, mushroom có thể được hiểu khác nhautùy đất nước và dân tộc. Hiện nay, có thể tạm chấp nhận một định nghĩa: “nấm theo nghĩa hẹp lànấm lớn với quả thể phân biệt rõ, mà nó có thể mọc trên mặt đất hay dưới mặt đất và đủ to đểthấy được bằng mắt thường và thu hái bằng tay” (Chang and Miles, 2004). Xuất phát từ thực tế và ý nghĩa trên, bài đánh giá này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đặc điểmsinh học của nấm cũng như ứng dụng của nấm khi được sử dụng nuôi cấy chìm như hiện nay.2. NẤM 2.1 Chu trình sống của nấm Đối với nấm Đảm trong trường hợp điển hình có thể tóm tắt chu trình sống như sau (Hình1): Đảm bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm cho ta sợi đơn bội. Chúng thường hìnhthành vách ngăn, tạo nên những tế bào một nhân. Dạng sợi này tồn tại rất ngắn, rồi chúng mauchóng tiếp xúc với sợi khác tính, giao phối sinh chất và diễn ra quá trình song hạch hóa để tạonên sợi song hạch. Ở phần lớn các loài, tế bào mọc ra một khuỷu – thường gọi là khóa (cầu nối)giữa hai nhân khác tính. Sau đó cả hai nhân đều phân chia để cho 4 nhân con, một nhân đi vàonhánh, một nhân ở lại gốc, còn 2 nhân khác tính ở phần đầu của sợi. Tiếp sau đó, khuỷu congxuống, hòa tan màng, đỗ nội chất và nhân vào tế bào gốc, đồng thời xuất hiện vách ngăn với tếbào đỉnh. Kết quả là hình thành nên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học của nấm lớn và quá trình nuôi cấy chìm các loài nấm ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY CHÌM CÁC LOÀI NẤM Nguyễn Thị Ngọc Nhi1 1. Viện Phát triển Ứng dụng, nhintn@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Nấm lớn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu protein chất khoáng,các amino acid không thay thế và các vitamin. Ngoài ra, nó còn có các chất chuyển hóa có lợicho sức khỏe như polysacarit, hợp chất phenolic, polyketide, triterpenoids, steroid, alkaloids.Do đó, việc thu nhận sinh khối từ nấm luôn được các nhà khoa học quan tâm. Trong đó, quátrình nuôi cấy chìm là một phương pháp tiên tiến hiện nay nhằm thu nhận sinh khối nấm với sốlượng lớn và trong thời gian ngắn mà không bị tác động bởi điều kiện môi trường bên ngoài. Từ khóa: Chu trình sống, đặc điểm sinh học, hệ sợi nấm, nấm lớn, nuôi cấy chìm1. GIỚI THIỆU Các loại nấm lớn, bao gồm nấm ăn và nấm dược liệu đã gắn liền với cuộc sống của conngười từ rất lâu. Nấm không những dùng làm thực phẩm để chế biến các món ăn hằng ngày màcòn làm dược liệu (nấm linh chi) hay sản xuất các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốcđiều trị một số bệnh (Wasser, 2005; Okigbo & Nwatu, 2015; Bulam et al., 2018). Một số nấmrất giàu khoáng chất đặc biệt là K, P, Ca, Mg, Mn và Se; quan trọng nhất là vitamin D, B (Manziet al., 1999; Sanmee et al., 2003; Kurtzman, 2005; Khan & Tania, 2012; Wang, 2014). Nấm lànguồn protein chất lượng có chứa tất cả các axit amin thiết yếu cần thiết cho con người (Mattilaet al., 2002; Colak et al., 2009; González et al., 2020). Nấm chứa rất ít cholesterol nhưng giàuaxít béo không bão hòa và nhiều carbohydrate dễ tiêu hóa (Breene, 1990; Wani et al., 2010;Valverde et al., 2015), đó là những đặc tính tốt của một thực phẩm lý tưởng cho những ngườibéo phì và phòng chống bệnh tiểu đường (De Silva et al., 2012; Martel et al., 2017). Một sốnấm được cho là đang được sử dụng như thực phẩm điều trị hữu ích trong việc ngăn ngừa cácbệnh như cao huyết áp, tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, ung thư, bảo vệ gan và chốngoxy hóa (Tidke et al., 2006; Woldegiorgis et al., 2015; Abidin et al., 2017 ; Waktola &Temesgen, 2018; Kundu et al., 2021). Trong lịch sử, vào năm 1753 nấm đã được Linnaeus phân loại thuộc nhóm Thallophyta(nhóm Tản thực vật). Điều này do phần lớn các thuộc tính cấu trúc giải phẫu tương đối đơn giảncủa nấm như thiếu rễ thật sự, thân, lá, hoa, và hạt. Sự hiện diện của thành tế bào ở nấm liên quanđến thực vật hơn là động vật. Nó bao gồm các loại tảo, vi khuẩn, nấm và địa y. Các nghiên cứuhiện đại đã chứng minh rằng hệ sinh vật nấm, cùng với các loại nấm khác, có các tính năng củariêng mình. Các loại nấm khác biệt so với giới thực vật và động vật là do khác nhau trong thànhphần, cấu tạo của thành tế bào, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng (osmotrophic), nhưng không phảilà tiêu hóa như các loài động vật. Đây là các đặc điểm khác biệt để đặt chúng trong một giới riêng 262đó là giới Nấm. Giới nấm gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúcdạng sợi, phần lớn thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Nấm có hìnhthức sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng, chúng nhận các chất dinhdưỡng bằng hấp thụ qua bề mặt tế bào, khác với thực vật là tự dưỡng và động vật là nội tiêu hoáqua ống tiêu hoá. Nấm lớn theo nghĩa hẹp, mà mọi người dễ nhận thấy ngoài thiên nhiên hayđược nuôi trồng, tiếng Anh là mushroom. Trên thế giới, mushroom có thể được hiểu khác nhautùy đất nước và dân tộc. Hiện nay, có thể tạm chấp nhận một định nghĩa: “nấm theo nghĩa hẹp lànấm lớn với quả thể phân biệt rõ, mà nó có thể mọc trên mặt đất hay dưới mặt đất và đủ to đểthấy được bằng mắt thường và thu hái bằng tay” (Chang and Miles, 2004). Xuất phát từ thực tế và ý nghĩa trên, bài đánh giá này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đặc điểmsinh học của nấm cũng như ứng dụng của nấm khi được sử dụng nuôi cấy chìm như hiện nay.2. NẤM 2.1 Chu trình sống của nấm Đối với nấm Đảm trong trường hợp điển hình có thể tóm tắt chu trình sống như sau (Hình1): Đảm bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm cho ta sợi đơn bội. Chúng thường hìnhthành vách ngăn, tạo nên những tế bào một nhân. Dạng sợi này tồn tại rất ngắn, rồi chúng mauchóng tiếp xúc với sợi khác tính, giao phối sinh chất và diễn ra quá trình song hạch hóa để tạonên sợi song hạch. Ở phần lớn các loài, tế bào mọc ra một khuỷu – thường gọi là khóa (cầu nối)giữa hai nhân khác tính. Sau đó cả hai nhân đều phân chia để cho 4 nhân con, một nhân đi vàonhánh, một nhân ở lại gốc, còn 2 nhân khác tính ở phần đầu của sợi. Tiếp sau đó, khuỷu congxuống, hòa tan màng, đỗ nội chất và nhân vào tế bào gốc, đồng thời xuất hiện vách ngăn với tếbào đỉnh. Kết quả là hình thành nên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Đặc điểm sinh học nấm lớn Quá trình nuôi cấy chìm Chu trình sống của nấm Điều kiện sinh trưởng của nấm Hệ sợi nấmTài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 328 0 0 -
197 trang 279 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 276 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 264 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 233 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 232 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 213 0 0 -
11 trang 206 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 170 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 147 0 0