Danh mục

Đặc điểm sinh học nấm Nữ hoàng Dictyophora indusiate có nguồn gốc Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 710.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nấm Nữ hoàng Dictyophora indusiata là nấm ăn ngon, có giá trị dược tính. Bài viết tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học nấm Nữ hoàng Dictyophora indusiate có nguồn gốc Việt Nam. Việc tiếp tục sưu tầm nấm mọc hoang ở Việt Nam và khảo sát đặc điểm sinh học là mục đích nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học nấm Nữ hoàng Dictyophora indusiate có nguồn gốc Việt Nam Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0143 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NẤM NỮ HOÀNG Dictyophora indusiate CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM Cổ Đức Trọng Trung tâm Nghiên cứu Linh chi & Nấm dược liệu Email: ductrong886@yahoo.com.vn TÓM TẮT Nấm Nữ hoàng Dictyophora indusiata là nấm ăn ngon, có giá trị dược tính. Chúng tôi đã tìm được nấm mọc hoang ở Việt Nam, lưu giữ nguồn gen và đã khảo sát sinh học loài nấm này. Đã trồng ra quả thể, hiệu suất sinh học 33,75 %. Đây là công trình trồng nấm Nữ hoàng đầu tiên tại Việt Nam. Từ khóa: Nấm Nữ hoàng, Dictyophora indusita, nuôi trồng. 1. GIỚI THIỆU Dictyophora indusiata thường được gọi là nấm Nữ hoàng, nấm Tâm Trúc, nấm Măng, tên tiếng Anh là queen mushroom, veiled lady, bamboo mushroom, stinkhorn… là một loài nấm trong họ Phallaceae, tìm thấy ở miền Nam châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Úc. Nấm mọc trong rừng và vườn nơi đất giàu mùn và gỗ mục nát. Nấm sống hoại sinh gặp rải rác trên đất nơi có nhiều lớp mùn khắp Việt Nam. Nấm Nữ hoàng là một loài nấm ăn ngon và có giá trị dược tính. Trung Quốc đã trồng rất nhiều và bán khắp thế giới dưới dạng khô. Nấm được chế biến thành soup thực dưỡng dùng để bồi bổ sức khỏe. Nấm rất giàu protein, carbohydrate và chất xơ. Nấm cũng chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học khác nhau có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn. Khoa học hiện đại đã thăm dò cơ sở sinh hóa của những lợi ích từ loài nấm này [1, 2, 3, 4]. Cho đến nay chưa có báo cáo khoa học về khảo sát đặc điểm sinh học và trồng nấm Nữ hoàng ở Việt Nam, ngoại trừ một bài viết trên báo khoa học phổ thông cho biết trồng thành công với nguồn giống sưu tầm tại Long An (KHPT số 40/06 ra ngày 20/10/2006). Do đó việc tiếp tục sưu tầm nấm mọc hoang ở Việt Nam và khảo sát đặc điểm sinh học là mục đích nghiên cứu ban đầu của chúng tôi. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Quả thể mọc hoang được Cổ Đức Trọng thu thập tại Hưng Long, Bình Chánh, TP. HCM năm 2020. 139 Cổ Đức Trọng 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hình thái và sinh học theo Trịnh Tam Kiệt (1981, 2011) [5, 6]. Phân lập và nuôi trong môi trường cấp 1, môi trường cấp 2 và trồng thu quả thể theo phương pháp của chúng tôi tại Trung tâm Nghiên cứu Linh chi và Nấm dược liệu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả đặc điểm hình thái nấm và bào tử nấm Quả thể chưa trưởng thành của nấm Nữ hoàng ban đầu được bao bọc trong một cấu trúc hình trứng đến hình cầu thô. Trứng có màu từ xám nhạt đến xám đen, đường kính từ 4 - 6 cm và thường có một sợi nấm dài được gắn ở phía dưới. Khi nấm trưởng thành, áp lực gây ra bởi sự mở rộng của các cấu trúc bên trong khiến lớp vỏ bị rách và quả thể nhanh chóng nổi lên từ quả trứng. Thân quả trưởng thành cao tới 10 - 15 cm, có cấu trúc xốp màu trắng với mũ có hình nón cụt đến hình chuông rộng 1,5 đến 3 cm. Dưới mũ là một lưới trắng như tấm voan xòe ra dần và kéo dài khoảng 1/3 đến gần gốc của thân nấm. Mũ được phủ một chất nhờn chứa bào tử màu nâu xanh, thu hút ruồi và côn trùng khác ăn bào tử và phát tán chúng. Bào tử hình trụ, nhỏ có kích thước 1,5 µm x 4 µm. Hình 1. Quả thể non dạng trứng mọc chùm Hình 2. Nấm mọc trên giá thể trồng lan Hình 3. Thu hái nấm trưởng thành Hình 4. Bào tử chụp ở vật kính 40 140 Đặc điểm sinh học nấm Nữ hoàng Dictyophora indusiate có nguồn gốc Việt Nam 3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm trên môi trường thạch, lúa và cơ chất 3.2.1. Môi trường ống nghiệm và lúa Nấm được phân lập cho vào ống nghiệm thạch nghiêng có môi trường PDA cải tiến. Sau 10 ngày hệ sợi tơ bung ra và tăng trưởng dần. Đến 20 ngày hệ sợi tơ đã lan kín ống nghiệm và bắt đầu dày lên màu trắng đục. Mẫu thạch giống được cấy chuyền vào môi trường lúa nấu. Sau 30 ngày hệ sợi đã lan hết môi trường lúa, sẵn sàng để sử dụng cấy vào bịch cơ chất mạt cưa. 3.2.2. Sự mọc và hình thành quả thể của nấm trên cơ chất Nấm được nuôi cấy trên môi trường mạt cưa cao su có bổ sung dinh dưỡng theo công thức của chúng tôi. Thí nghiệm ban đầu được bố trí chỉ có 10 bịch cơ chất thí nghiệm. Mỗi bịch có trọng lượng 1,2 kg. Sau khi cấy giống vào cơ chất, 15 ngày sau hệ sợi nấm lan ra cổ bịch, hệ sợi lan rất chậm, sau khoảng 90 ngày hệ sợi lan kín, kết trắng đục bịch cơ chất. Sau đó, bịch được đưa ra nhà trồng để thu quả thể. Bịch được để đứng, mở rộng miệng bịch cho đất phủ vào. Sau 15 ngày có những sợi nấm trắng, dầy, lan trên đất càng lúc càng nhiều. Sau 25 ngày có những nút nhỏ màu xám xuất hiện, thời gian để những nút nhỏ này lớn lên tạo thành hình trứng màu xám khoảng 15 ngày. Thoạt nhìn giống nấm rơm. Sau đó lớp bao phủ bên ngoài nứt ra và quả thể nấm xuất hiện hình trụ màu trắng có những lỗ nhỏ trên thân, cao khoảng 10 cm, xuất hiện đầu nấm hình chóp nhọn màu xám, dần dần mạng lưới xuất hiện dưới chóp mũ, kéo dài xuống thân, chóp mũ mang bào tử trở nên nhầy và có một mùi đặc biệt thu hút côn trùng, bào tử đã trưởng thành chuẩn bị phát tán để bắt đầu chu trình sinh trưởng mới. Thời gian từ lúc cấy giống nấm vào bịch đến lúc thu hoạch lần đầu là 150 ngày. Sau khi thu hoạch đợt 1, 10 ngày sau thu tiếp đợt 2 và 10 ngày sau nữa thu tiếp đợt 3. Nấm thu hoạch được sấy khô. Sản lượng thu hoạch trong 3 lần là 135 g nấm tươi, sấy khô được 15 g. Hiệu suất sinh học là 33,75 %. Hình 5. Ống thạch Hình 6. Nữ hoàng, sau 14 ngày cấy Hình 7. Hệ sợi nấm trong bịch sau ...

Tài liệu được xem nhiều: