Đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa chất lượng cao tại Điện Biên
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 520.54 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao mới chọn tạo tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong vụ mùa năm 2017. Kết quả cho thấy các giống lúa thí nghiệm đều sinh trưởng tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa chất lượng cao tại Điện Biên TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.119 -126 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐIỆN BIÊN Nguyễn Văn Khoa, Nguyễn Thị Kiều Chinh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao mới chọn tạo tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong vụ mùa năm 2017. Kết quả cho thấy các giông lúa thí nghiệm đều sinh trưởng tốt. Thời gian sinh trưởng từ 92-113 ngày, chiều cao cây từ 114,4-123,3cm, năng suất thực thu đạt từ44,8- 63,65 tạ/ha. Chỉ có giống N25 có năng suất thực thu (đạt 63,6 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại năng suất thấp hơn giống đối chứng. Các giống lúa thí nghiệm đều có hạt gạo dài, tỷ lệ gạo nguyên đạt từ 59,3-70,3%, các giống đều có mùi thơm nhẹ và gạo hơi mềm. Từ khóa: Điện Biên, lúa, chất lượng, năng suất, sinh trưởng. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, nhu cầu về gạo chất lượng cao của người tiêu dùng ngày càng tăng. Chất lượng gạo được quyết định chủ yếu do đặc điểm của giống, tuy nhiên điều kiện khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt gạo. Nhiều tác giả cho rằng, nhiệt độ thấp và sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao giúp lúa có mùi thơm tốt hơn. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng chỉ đúng với một số giống [1], [6]. Điều này chỉ ra rằng mỗi khu vực, mỗi giống đều phải có nghiên cứu riêng cụ thể chứ không thể áp dụng khuôn mẫu chung trên toàn thế giới hay bất kỳ quốc gia nào [5]. Vì vậy, mỗi một giống lúa chất lượng cao được chọn tạo ra khi được trồng trọt ở những vùng thích hợp với biện pháp kỹ thuật tốt sẽ càng phát huy hơn nữa chất lượng hạt gạo. Điện Biên là một tỉnh miền núi có điều kiện khá lý tưởng cho việc trồng lúa, với cánh đồng Mường Thanh rộng lớn và đã rất nổi tiếng với năng suất và chất lượng gạo cao. Hai loại gạo phổ biến của tỉnh Điện Biên là Bắc Thơm 7 và IR64, cho chất lượng gạo thơm, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù vậy, việc trồng lặp đi lặp lại một vài giống sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất, chất lượng và làm gia tăng mức độ nhiễm sâu bệnh hại. Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng các giống lúa chất lượng cao mới vào sản xuất tại Điện Biên nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường là cần thiết. Viện Cây lương thực và cây thực phẩm là nơi chọn tạo ra khá nhiều giống lúa chất lượng cao phục vụ sản xuất như: AC5, N25, GL159, GL102,... đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho sản xuất thử năm 2015. Các giống này bước đầu đã khẳng định được năng suất và chất lượng tại một số tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số giống lúa mới chất lượng cao do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo tại Điện Biên nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng Ngày nhận bài: 08/10/2018. Ngày nhận đăng: 18/11/2018. Liên lạc: Nguyễn Văn Khoa, e-mail: nguyenvankhoatbu@gmail.com 119 suất và chất lượng của các giống,từ đó chọn và đề xuất giống phù hợp nhất cho sản xuất lúa gạo chất lượng cao tại Điện Biên. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các giống lúa chất lượng cao do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo gồm: AC5, N25, GL159, GL102; và giống Bắc thơm số 7 được sử dụng làm giống đối chứng. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thí nghiệm thực hiện trong vụ mùa năm 2017. 2.2. Nội dung nghiên cứu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và mức độ sâu bệnh hại của các giống lúa tham gia thí nghiệm. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 5 công và 3 lần nhắc lại. + Công thức 1: Giống lúa Bắc thơm số 7 (ĐC). + Công thức 2: Giống lúa AC5. + Công thức 3: Giống lúa N25. + Công thức 4: Giống lúa GL102. + Công thức 5: Giống lúa GL159. - Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2 (10mx 2m). - Phương thức gieo cấy: Gieo vãi ướt với lượng giống 60kg/ha/mỗi công thức. - Kỹ thuật áp dụng: Lúa trong thí nghiệm được gieo thẳng với lượng giống 60 kg/ha. Lượng phân bón gồm: phân NPK Lâm Thao (5: 10 : 3): 500 kg/ha, đạm urê Hà Bắc (46,3% N): 250 kg/ha, Kaliclorua (60% K O): 220 kg/ha. 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi - Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (đo 2 tuần 1 lần, cắm cố định và đo 10 cây/ô thí nghiệm).Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (Số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1.000 hạt). - Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = (Số bông/m² x Số hạt chắc/bông x M1.000 hạt)/10.000. - Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tuốt hạt, phơi khô đến khi độ ẩm đạt 13-14%, quạt sạch, cân toàn bộ khối lượng (kg), sau đó quy ra tạ/ha. 120 - Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại: Theo dõi ruộng cây, đánh giá các loại sâu bệnh hại: Bệnh đạo ôn hại, bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu. Đánh giá theo thang điểm trong Quy phạm khảo nghiệm giống lúa năm 2011 [4]. - Các chỉ tiêu về chất lượng: Đánh giá chất lượng từng loại giống theo phương pháp cảm quan bằng cánh nấu chín, đánh giá mùi thơm, độ dẻo, vị ngon cơm của các loại gạo của các giống tham gia thí nghiệm, theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010 về đánh giá chất lượng cảm quan cơm gạo trắng [7]. Tỷ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa chất lượng cao tại Điện Biên TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.119 -126 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐIỆN BIÊN Nguyễn Văn Khoa, Nguyễn Thị Kiều Chinh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao mới chọn tạo tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong vụ mùa năm 2017. Kết quả cho thấy các giông lúa thí nghiệm đều sinh trưởng tốt. Thời gian sinh trưởng từ 92-113 ngày, chiều cao cây từ 114,4-123,3cm, năng suất thực thu đạt từ44,8- 63,65 tạ/ha. Chỉ có giống N25 có năng suất thực thu (đạt 63,6 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại năng suất thấp hơn giống đối chứng. Các giống lúa thí nghiệm đều có hạt gạo dài, tỷ lệ gạo nguyên đạt từ 59,3-70,3%, các giống đều có mùi thơm nhẹ và gạo hơi mềm. Từ khóa: Điện Biên, lúa, chất lượng, năng suất, sinh trưởng. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, nhu cầu về gạo chất lượng cao của người tiêu dùng ngày càng tăng. Chất lượng gạo được quyết định chủ yếu do đặc điểm của giống, tuy nhiên điều kiện khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt gạo. Nhiều tác giả cho rằng, nhiệt độ thấp và sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao giúp lúa có mùi thơm tốt hơn. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng chỉ đúng với một số giống [1], [6]. Điều này chỉ ra rằng mỗi khu vực, mỗi giống đều phải có nghiên cứu riêng cụ thể chứ không thể áp dụng khuôn mẫu chung trên toàn thế giới hay bất kỳ quốc gia nào [5]. Vì vậy, mỗi một giống lúa chất lượng cao được chọn tạo ra khi được trồng trọt ở những vùng thích hợp với biện pháp kỹ thuật tốt sẽ càng phát huy hơn nữa chất lượng hạt gạo. Điện Biên là một tỉnh miền núi có điều kiện khá lý tưởng cho việc trồng lúa, với cánh đồng Mường Thanh rộng lớn và đã rất nổi tiếng với năng suất và chất lượng gạo cao. Hai loại gạo phổ biến của tỉnh Điện Biên là Bắc Thơm 7 và IR64, cho chất lượng gạo thơm, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù vậy, việc trồng lặp đi lặp lại một vài giống sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất, chất lượng và làm gia tăng mức độ nhiễm sâu bệnh hại. Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng các giống lúa chất lượng cao mới vào sản xuất tại Điện Biên nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường là cần thiết. Viện Cây lương thực và cây thực phẩm là nơi chọn tạo ra khá nhiều giống lúa chất lượng cao phục vụ sản xuất như: AC5, N25, GL159, GL102,... đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho sản xuất thử năm 2015. Các giống này bước đầu đã khẳng định được năng suất và chất lượng tại một số tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số giống lúa mới chất lượng cao do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo tại Điện Biên nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng Ngày nhận bài: 08/10/2018. Ngày nhận đăng: 18/11/2018. Liên lạc: Nguyễn Văn Khoa, e-mail: nguyenvankhoatbu@gmail.com 119 suất và chất lượng của các giống,từ đó chọn và đề xuất giống phù hợp nhất cho sản xuất lúa gạo chất lượng cao tại Điện Biên. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các giống lúa chất lượng cao do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo gồm: AC5, N25, GL159, GL102; và giống Bắc thơm số 7 được sử dụng làm giống đối chứng. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thí nghiệm thực hiện trong vụ mùa năm 2017. 2.2. Nội dung nghiên cứu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và mức độ sâu bệnh hại của các giống lúa tham gia thí nghiệm. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 5 công và 3 lần nhắc lại. + Công thức 1: Giống lúa Bắc thơm số 7 (ĐC). + Công thức 2: Giống lúa AC5. + Công thức 3: Giống lúa N25. + Công thức 4: Giống lúa GL102. + Công thức 5: Giống lúa GL159. - Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2 (10mx 2m). - Phương thức gieo cấy: Gieo vãi ướt với lượng giống 60kg/ha/mỗi công thức. - Kỹ thuật áp dụng: Lúa trong thí nghiệm được gieo thẳng với lượng giống 60 kg/ha. Lượng phân bón gồm: phân NPK Lâm Thao (5: 10 : 3): 500 kg/ha, đạm urê Hà Bắc (46,3% N): 250 kg/ha, Kaliclorua (60% K O): 220 kg/ha. 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi - Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (đo 2 tuần 1 lần, cắm cố định và đo 10 cây/ô thí nghiệm).Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (Số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1.000 hạt). - Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = (Số bông/m² x Số hạt chắc/bông x M1.000 hạt)/10.000. - Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tuốt hạt, phơi khô đến khi độ ẩm đạt 13-14%, quạt sạch, cân toàn bộ khối lượng (kg), sau đó quy ra tạ/ha. 120 - Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại: Theo dõi ruộng cây, đánh giá các loại sâu bệnh hại: Bệnh đạo ôn hại, bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu. Đánh giá theo thang điểm trong Quy phạm khảo nghiệm giống lúa năm 2011 [4]. - Các chỉ tiêu về chất lượng: Đánh giá chất lượng từng loại giống theo phương pháp cảm quan bằng cánh nấu chín, đánh giá mùi thơm, độ dẻo, vị ngon cơm của các loại gạo của các giống tham gia thí nghiệm, theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010 về đánh giá chất lượng cảm quan cơm gạo trắng [7]. Tỷ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đặc điểm sinh trưởng của giống lúa Chiều cao cây của các giống lúa Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây lúa Chất lượng gạo Cây Lúa Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
501 trang 78 1 0
-
Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa địa phương
10 trang 17 0 0 -
Kết quả thu thập và đánh giá một nguồn gen Lúa cạn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
5 trang 17 1 0 -
Xây dựng phương pháp sàng lọc một số chất tồn dư và ô nhiễm trong gạo
15 trang 16 0 0 -
Xác định sở thích về gạo chất lượng cao của người tiêu dùng vùng đồng bằng sông Hồng
10 trang 16 0 0 -
ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI
61 trang 14 0 0 -
68 trang 14 0 0
-
12 trang 14 0 0
-
11 trang 14 0 0
-
So sánh chọn lọc giống Lúa chịu hạn cho vùng không chủ động nước tại Thái Nguyên
5 trang 14 0 0