Danh mục

Đặc điểm tâm lý người hiến máu tình nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.03 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm Đặc điểm tâm lý của người hiến máu là các đặc điểm về cảm xúc, tình cảm, thái độ, những nhu cầu, mong muốn và các cử chỉ, hành động được hình thành, phát triển do hoạt động tham gia hiến máu của họ tạo nên và thường sẽ mất đi sau một thời gian nhất định. Những người hiến máu thuộc nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ,... khác nhau với những đặc điểm về nhân cách, phong cách sống khác nhau nên đặc điểm tâm lý của họ cũng rất đa dạng và phong phú. Bên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm tâm lý người hiến máu tình nguyên ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN ThS. Nguyễn Đức Thuận Trưởng Ban tuyên truyền HMNĐ – TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 1. Khái niệm Đặc điểm tâm lý của người hiến máu là các đặc điểm về cảm xúc, tình cảm, tháiđộ, những nhu cầu, mong muốn và các cử chỉ, hành động được hình thành, phát triểndo hoạt động tham gia hiến máu của họ tạo nên và thường sẽ mất đi sau m ột thờigian nhất định. Những người hiến máu thuộc nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ,... khác nhauvới những đặc điểm về nhân cách, phong cách sống khác nhau nên đặc điểm tâm lýcủa họ cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, nhiều đặc điểm được hì nhthành do tác động bởi chính các nhân viên y tế, tuyên truyền viên, các lãnh đạo cộngđồng,... nên nó lại càng trở nên đa dạng phong phú. Các đặc điểm được đề cập trongtài liệu này là các đặc điểm tâm lý chung mang tính phổ biến ở các đối tượng ngườihiến máu tình nguyện. 2. Sự cần thiết phải nhận biết các đặc điểm tâm lý của người hiến máu Các nhân viên tham gia vào dịch vụ truyền máu và các tuyên truyền viên nhậnbiết được một cách sâu sắc đặc điểm tâm lý của người hiến máu được coi là yêu cầutối thiểu để có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong các hoạt động vậnđộng hiến máu, tổ chức các điểm hiến máu, tuyển chọn người hiến máu, thu gommáu, tư vấn và chăm sóc người hiến máu. Những yêu cầu cụ thể là: - Nhận biết được cảm xúc của người hiến máu như hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, vuimừng, tự hào,... với các mức độ khác nhau để tổ chức các hoạt động và chia sẻ vớingười hiến máu một cách phù hợp với cảm xúc ấy. - Nhận biết được thái độ, niềm tin của người hiến máu như sẵn sàng, trung thực,tôn trọng, cởi mở, có trách nhiệm, tự tin, tin tưởng,... hoặc ngược lại để có nhữngthái độ, lời nói, cử chỉ hành động phù hợp với họ. - Nhận biết được các nhu cầu, mong muốn của người hiến máu và đáp ứng đượcvới các nhu cầu, mong muốn chính đáng của họ như cần được hướng dẫn, cần đượcđộng viên hay giải thích, cần được ghi nhận và biểu dương, cần được nghỉ ngơi, cầnđược tư vấn về những vấn đề của riêng họ,... Không nên để người hiến máu buộcphải nói rõ là họ cần gì thì mới đáp ứng những nhu cầu chính đáng của họ. 1 Những sai sót dẫn đến không đảm bảo an toàn truyền máu hoặc người hiến máusẽ không hài lòng, phàn nàn về chất lượng phục vụ của các nhân viên truyền máu,các tuyên truyền viên thường là do xuất phát từ việc thiếu hiểu biết về tâm lý củangười hiến máu. 3. Các đặc điểm chung về tâm lý của người hiến máu * Cảm xúc, thái độ của người hiến máu: - Hồi hộp, lo lắng đan xen với niềm vui, niềm tự hào khi làm một việc thiện đểcứu giúp người khác. Người hiến máu đã phải vượt qua khá nhiều k hó khăn, vất vả,tự đấu tranh và chiến thắng với chính mình trước khi đến được điểm hiến máu.Chính điều này cũng góp phần đem lại niềm vui và tự hào cho họ. Niềm vui, niềm tựhào ấy cũng rất dễ bị tổn thương khi chúng ta tổ chức điểm hiến máu, đón tiếp vàphục vụ họ không chu đáo tạo sự thất vọng cho người hiến máu. - Sự ngỡ ngàng đan xen với e ngại ở nơi đông người, phải tiếp xúc với nhữngngười lạ. Điều này tạo cho người hiến máu sự lúng túng, nhiều khi e thẹn, xấu hổnhất là khi được nhắc đến trên loa phóng thanh họ tên, địa chỉ của họ ở nơi đôngngười. Cảm xúc này rất dễ được xóa bỏ hoặc giảm thiểu đáng kể về mức độ nếuđược tiếp xúc với các nhân viên, tuyên truyền viên có kỹ năng giao tiếp tốt. Ngượclại, nó sẽ tăng lên khi người hiến máu một mình bướ c chân vào điểm hiến máu dướisự chăm chú quan sát của nhiều nhân viên và tuyên truyền viên hoặc các điểm hiếnmáu không có nơi đón tiếp, không có hướng dẫn quy trình để họ tham gia hiến máu. * Nhu cầu, mong muốn của người hiến máu: - Nhu cầu được ghi nhận, biểu dương và tôn vinh: người hiến máu mong muốnviệc hiến máu của mình phải được các nhân viên truyền máu, các tuyên truyền viênnói riêng và xã hội nói chung ghi nhận, biểu dương và tôn vinh. Ngay cả nhữngngười hiến máu nói ra là họ không cần những đi ều ấy thì thực tế họ cũng rất vui khinhận được giấy chứng nhận hiến máu hay sự tôn trọng, lời cảm ơn của các nhân viênvà tuyên truyền viên. - Nhu cầu được quan tâm, động viên, chăm sóc: người hiến máu thường xác địnhngay được vị trí của họ là “người được phục vụ” và “người phục vụ” họ không aikhác chính là nhân viên truyền máu và tuyên truyền viên. Họ rất cần thái độ cởi mở,trân trọng, thân thiện của nhân viên truyền máu và tuyên truyền viên. - Nhu cầu được hướng dẫn, giải thích và tư vấn: đa số người hiến máu khi đếnđiểm hiến máu đều có những băn khoăn, những câu hỏi mà giải đáp nó phải cần đếnnhân viên truyền máu hoặc tuyên truyền viên. - Nhu cầu đảm bảo an toàn về sức khỏe của họ: người hiến máu luôn đòi hỏi cácquy trình, các trang thiết bị và dụng cụ lấy máu cho họ phải được đảm bả ...

Tài liệu được xem nhiều: