Đặc thù của hình thức hành nghề luật sư nội bộ
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 222.73 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luật sư nội bộ (In-house Councel) được hiểu là một hoặc một nhóm Luật sư làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp mà không làm việc cho các Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư. Phạm vi công việc của Luật sư nội bộ là giải quyết các vấn đề pháp lý theo nhu cầu của chính tổ chức, doanh nghiệp nơi mình làm việc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc thù của hình thức hành nghề luật sư nội bộ ĐẶC THÙ CỦA HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NỘI BỘ Ths.LS. Đỗ Minh Ánh* Luật sư Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội Luật sư nội bộ (In-house Councel) được hiểu là một hoặc một nhóm Luật sư làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp mà không làm việc cho các Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư. Phạm vi công việc của Luật sư nội bộ là giải quyết các vấn đề pháp lý theo nhu cầu của chính tổ chức, doanh nghiệp nơi mình làm việc. Luật sư nội bộ là một khái niệm quen thuộc trong thực tiễn và cũng đã được ghi nhận tại khoản 2 điều 23 và khoản 1 điều 26 - Luật Luật sư 2006, nhưng bằng một cụm từ khác: “luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức”. Khi doanh nghiệp phải đối mặt với một vấn đề pháp lý, họ thường có hai lựa chọn: (i) sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư bên ngoài Công ty (tổ chức hành nghề Luật sư hay Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân); hoặc (ii) sử dụng Luật sư nội bộ với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Phòng/Ban Pháp chế, Luật sư Công ty hay Trợ lý Pháp lý… Khi nhu cầu giải quyết các vấn đề pháp lý ngày càng trở nên thường xuyên hơn thì đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Luật sư nội bộ ngày càng phổ biến; mặt khác số lượng Luật sư lựa chọn làm việc trong Doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Khó có thể so sánh giữa Luật sư nội bộ và Luật sư làm việc tại tổ chức hành nghề để kết luận hình thức nào đem đến thử thách và cơ hội nhiều hơn; nhưng có thể chắc chắn một điều rằng Luật sư nội bộ là một hình thức hành nghề đặc thù mà mỗi Luật sư cần hiểu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Thứ nhất, xét về phạm vi hành nghề: Luật sư nội bộ làm việc theo Hợp đồng lao động cho một tổ chức, phần lớn là Doanh nghiệp nên phạm vi hành nghề của Luật sư nội bộ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, thương mại và pháp luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp nơi Luật sư làm việc. Hiện nay, Luật sư nội bộ đang theo xu thế dần được mở rộng chức năng, có thể kiêm nhiệm cả công việc kiểm soát tuân thủ trong Doanh nghiệp. Luật sư nội bộ không chỉ phụ trách tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh hàng ngày, đảm bảo Doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật mà còn thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình thực thi pháp luật và quy chế, nội quy của các phòng, ban trong nội bộ Doanh nghiệp. Nếu như trước đây, Luật sư nội bộ gắn với cụm từ “pháp chế” thì nay “pháp chế - tuân thủ” đã trở thành một khối, tỏ ra là môi trường thích hợp hơn để Doanh nghiệp sử dụng chất xám của Luật sư. Vì vậy, phạm vi hành nghề của Luật sư nội bộ trở nên rộng hơn, tạo ra nhiều thử thách hơn và đòi hỏi người Luật sư nắm vững không chỉ các kiến thức chuyên môn để tư vấn, định hướng pháp lý cho Doanh nghiệp mà còn cả kiến thức về tổ chức, giám sát để hoàn thành tốt công việc của mình. Thứ hai, xét về phạm vi trách nhiệm: Một Luật sư hành nghề trong một Công ty Luật, Văn phòng luật sư thường chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo sự phân công của tổ chức hành nghề. Trước một vấn đề pháp lý, Luật sư có thể đưa ra các ý kiến tư vấn bao gồm nhiều phương án kèm theo hệ quả pháp lý để Khách hàng tự quyết định lựa chọn giải pháp cuối cùng. Mục tiêu được ưu tiên trong các phương án của Luật sư là tính hợp pháp, đặt cao hơn sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và ý muốn của khách hàng. Tuy nhiên, mục tiêu này đôi khi lại không dễ đạt được đối với Luật sư nội bộ làm việc trong Doanh nghiệp. Tương tự trường hợp của một Luật sư thuộc tổ chức hành nghề, Luật sư nội bộ vẫn thực hiện vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến pháp lý cho Khách hàng - cũng chính là Doanh nghiệp của nơi mình đang làm việc; nhưng Khách hàng “đặc biệt” của Luật sư trong trường hợp này không mong muốn Luật sư nội bộ chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản đó. Với tư cách là một người thực sự “nội bộ”, Luật sư phải đưa ra một hoặc một số phương án vừa đảm bảo phù hợp pháp luật lại vừa đáp ứng được lợi ích của Doanh nghiệp dựa trên tất cả những dữ kiện mà Luật sư nắm bắt được, những bài toán mà Doanh nghiệp đặt ra, cộng với những điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Doanh nghiệp mà một Luật sư nội bộ có trách nhiệm “cần phải biết”. Rõ ràng, đối với một Luật sư nội bộ thì những “thông tin riêng tư” nhất cũng sẽ được Doanh nghiệp chia sẻ “cởi mở” hơn nhiều so với một Luật sư tư vấn theo hợp đồng dịch vụ pháp lý. Việc nắm được nhiều dữ kiện của Doanh nghiệp vừa là thế mạnh những cũng là áp lực của một Luật sư nội bộ. Bởi lẽ, vô hình chung người Luật sư nội bộ bị đặt vào tình huống phải điều chỉnh, cân nhắc kỹ càng hơn gấp nhiều lần, nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ những hệ quả pháp lý bất lợi cho Doanh nghiệp khi đưa ra phương án. Trách nhiệm của Luật sư nội bộ trong sẽ nặng nề hơn do phải can thiệp sâu vào quyết định cuối cùng của Doanh nghiệp. Đó là chưa kể đến Luật sư nội bộ đôi khi còn được Doanh nghiệp giao nhiệm vụ lựa chọn phương án và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện phương án đó. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, tiêu chí mà một Luật sư nội bộ không còn cách nào khác phải ưu tiên đảm bảo trong phương án tư vấn sẽ là “sự phù hợp” đối với thực trạng của Doanh nghiệp. Với một Luật sư tư vấn đến từ ngoài Doanh nghiệp thì trách nhiệm tư vấn của Luật sư hoàn thành khi đã thực hiện tư vấn xong và thanh lý Hợp đồng. Trái lại, một Luật sư nội bộ vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm tư vấn chừng nào giải pháp đã lựa chọn chưa được thực hiện xong, thậm chí còn phải chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh từ phương án do Doanh nghiệp tự lựa chọn, ngay cả khi phương án đó không nằm trong ý kiến tư vấn của Luật sư. Thứ ba, xét về vị thế và tính độc lập của Luật sư: Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của một Luật sư đối với Khách hàng theo pháp luật Luật sư, một Luật sư nội bộ còn thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người lao động đối với Người sử dụng lao động. Giữa Luật sư nội bộ và Doanh nghiệp tồn tại hai mối quan hệ: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc thù của hình thức hành nghề luật sư nội bộ ĐẶC THÙ CỦA HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NỘI BỘ Ths.LS. Đỗ Minh Ánh* Luật sư Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội Luật sư nội bộ (In-house Councel) được hiểu là một hoặc một nhóm Luật sư làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp mà không làm việc cho các Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư. Phạm vi công việc của Luật sư nội bộ là giải quyết các vấn đề pháp lý theo nhu cầu của chính tổ chức, doanh nghiệp nơi mình làm việc. Luật sư nội bộ là một khái niệm quen thuộc trong thực tiễn và cũng đã được ghi nhận tại khoản 2 điều 23 và khoản 1 điều 26 - Luật Luật sư 2006, nhưng bằng một cụm từ khác: “luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức”. Khi doanh nghiệp phải đối mặt với một vấn đề pháp lý, họ thường có hai lựa chọn: (i) sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư bên ngoài Công ty (tổ chức hành nghề Luật sư hay Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân); hoặc (ii) sử dụng Luật sư nội bộ với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Phòng/Ban Pháp chế, Luật sư Công ty hay Trợ lý Pháp lý… Khi nhu cầu giải quyết các vấn đề pháp lý ngày càng trở nên thường xuyên hơn thì đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Luật sư nội bộ ngày càng phổ biến; mặt khác số lượng Luật sư lựa chọn làm việc trong Doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Khó có thể so sánh giữa Luật sư nội bộ và Luật sư làm việc tại tổ chức hành nghề để kết luận hình thức nào đem đến thử thách và cơ hội nhiều hơn; nhưng có thể chắc chắn một điều rằng Luật sư nội bộ là một hình thức hành nghề đặc thù mà mỗi Luật sư cần hiểu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Thứ nhất, xét về phạm vi hành nghề: Luật sư nội bộ làm việc theo Hợp đồng lao động cho một tổ chức, phần lớn là Doanh nghiệp nên phạm vi hành nghề của Luật sư nội bộ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, thương mại và pháp luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp nơi Luật sư làm việc. Hiện nay, Luật sư nội bộ đang theo xu thế dần được mở rộng chức năng, có thể kiêm nhiệm cả công việc kiểm soát tuân thủ trong Doanh nghiệp. Luật sư nội bộ không chỉ phụ trách tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh hàng ngày, đảm bảo Doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật mà còn thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình thực thi pháp luật và quy chế, nội quy của các phòng, ban trong nội bộ Doanh nghiệp. Nếu như trước đây, Luật sư nội bộ gắn với cụm từ “pháp chế” thì nay “pháp chế - tuân thủ” đã trở thành một khối, tỏ ra là môi trường thích hợp hơn để Doanh nghiệp sử dụng chất xám của Luật sư. Vì vậy, phạm vi hành nghề của Luật sư nội bộ trở nên rộng hơn, tạo ra nhiều thử thách hơn và đòi hỏi người Luật sư nắm vững không chỉ các kiến thức chuyên môn để tư vấn, định hướng pháp lý cho Doanh nghiệp mà còn cả kiến thức về tổ chức, giám sát để hoàn thành tốt công việc của mình. Thứ hai, xét về phạm vi trách nhiệm: Một Luật sư hành nghề trong một Công ty Luật, Văn phòng luật sư thường chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo sự phân công của tổ chức hành nghề. Trước một vấn đề pháp lý, Luật sư có thể đưa ra các ý kiến tư vấn bao gồm nhiều phương án kèm theo hệ quả pháp lý để Khách hàng tự quyết định lựa chọn giải pháp cuối cùng. Mục tiêu được ưu tiên trong các phương án của Luật sư là tính hợp pháp, đặt cao hơn sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và ý muốn của khách hàng. Tuy nhiên, mục tiêu này đôi khi lại không dễ đạt được đối với Luật sư nội bộ làm việc trong Doanh nghiệp. Tương tự trường hợp của một Luật sư thuộc tổ chức hành nghề, Luật sư nội bộ vẫn thực hiện vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến pháp lý cho Khách hàng - cũng chính là Doanh nghiệp của nơi mình đang làm việc; nhưng Khách hàng “đặc biệt” của Luật sư trong trường hợp này không mong muốn Luật sư nội bộ chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản đó. Với tư cách là một người thực sự “nội bộ”, Luật sư phải đưa ra một hoặc một số phương án vừa đảm bảo phù hợp pháp luật lại vừa đáp ứng được lợi ích của Doanh nghiệp dựa trên tất cả những dữ kiện mà Luật sư nắm bắt được, những bài toán mà Doanh nghiệp đặt ra, cộng với những điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Doanh nghiệp mà một Luật sư nội bộ có trách nhiệm “cần phải biết”. Rõ ràng, đối với một Luật sư nội bộ thì những “thông tin riêng tư” nhất cũng sẽ được Doanh nghiệp chia sẻ “cởi mở” hơn nhiều so với một Luật sư tư vấn theo hợp đồng dịch vụ pháp lý. Việc nắm được nhiều dữ kiện của Doanh nghiệp vừa là thế mạnh những cũng là áp lực của một Luật sư nội bộ. Bởi lẽ, vô hình chung người Luật sư nội bộ bị đặt vào tình huống phải điều chỉnh, cân nhắc kỹ càng hơn gấp nhiều lần, nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ những hệ quả pháp lý bất lợi cho Doanh nghiệp khi đưa ra phương án. Trách nhiệm của Luật sư nội bộ trong sẽ nặng nề hơn do phải can thiệp sâu vào quyết định cuối cùng của Doanh nghiệp. Đó là chưa kể đến Luật sư nội bộ đôi khi còn được Doanh nghiệp giao nhiệm vụ lựa chọn phương án và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện phương án đó. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, tiêu chí mà một Luật sư nội bộ không còn cách nào khác phải ưu tiên đảm bảo trong phương án tư vấn sẽ là “sự phù hợp” đối với thực trạng của Doanh nghiệp. Với một Luật sư tư vấn đến từ ngoài Doanh nghiệp thì trách nhiệm tư vấn của Luật sư hoàn thành khi đã thực hiện tư vấn xong và thanh lý Hợp đồng. Trái lại, một Luật sư nội bộ vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm tư vấn chừng nào giải pháp đã lựa chọn chưa được thực hiện xong, thậm chí còn phải chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh từ phương án do Doanh nghiệp tự lựa chọn, ngay cả khi phương án đó không nằm trong ý kiến tư vấn của Luật sư. Thứ ba, xét về vị thế và tính độc lập của Luật sư: Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của một Luật sư đối với Khách hàng theo pháp luật Luật sư, một Luật sư nội bộ còn thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người lao động đối với Người sử dụng lao động. Giữa Luật sư nội bộ và Doanh nghiệp tồn tại hai mối quan hệ: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hình thức hành nghề luật luật sư nội bộ bản luận cứ luật sư kỹ năng hành nghề luật kỹ năng luật sư cẩm nang cho luật sưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Kỹ năng của luật sư trong vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
16 trang 179 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng lập luận và tranh luận - Học viện tư pháp
22 trang 38 0 0 -
Luật sư – Nghề được xã hội trọng vọng
3 trang 29 0 0 -
31 trang 29 0 0
-
Bài giảng Kỹ năng đàm phán ký kết và giải quyết tranh chấp hợp đồng
104 trang 28 0 0 -
Bài giảng Tổng quan về luật sư và nghề luật sư
22 trang 26 0 0 -
Hợp tác quốc tế về đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam - nhìn lại và hướng tới
5 trang 25 0 0 -
Kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế
9 trang 25 0 0 -
15 trang 24 0 0
-
Bài giảng Pháp luật về luật sư
20 trang 23 0 0