Danh mục

ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 693.91 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần lớn đời sống hoặc một phần đời của gia súc là ở trong chuồng. Vì vậy chuồng nuôi có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe gia súc. Nếu chuồng trại xây dựng hợp lý, đúng hướng, đúng kiểu, cộng với việc chăm sóc quản lý và vệ sinh phòng bệnh tốt thì có ảnh hưởng rất tốt cho quá trình sinh trưởng, phát dục, nâng cao năng suất chăn nuôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔIĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI Phần lớn đời sống hoặc một phần đời của gia súc là ở trong chuồng. Vì vậy chuồng nuôi có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe gia súc. Nếu chuồng trại xây dựng hợp lý, đúng hướng, đúng kiểu, cộng với việcchăm sóc quản lý và vệ sinh phòng bệnh tốt thì có ảnh hưởng rất tốt cho quátrình sinh trưởng, phát dục, nâng cao năng suất chăn nuôi.Yêu cầu chính của một chuồng chăn nuôi Do chuồng trại đóng nhiều vai trò quan trọng nên việc thiết kế và xây dựng chuồng trại phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây: 1. Tạo được điều kiện vi khí hậu tốt cho vật nuôi và con người. 2. Thuận tiện cho việc lao động và quản lý của người chăn nuôi. 3. Chi phí xây dựng thấp. 4. Sử dụng lâu dài. 5. Có hệ thống cung cấp phục vụ điện, nước. 6. Hệ thống cung cấp, dự trữ và phân phối thức ăn. 7. Thuận lợi giao thông. 8. Có hệ thống thu gom và xử lý chất thải. 9. Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác. 10. Có cảnh quan vệ sinh và đẹp.Phương pháp nghiên cứu xây dựng chuồng trạiChăn nuôi càng tiến bộ thì vai trò của chuồng trại càng quan trọng và đòihỏi phải được nghiên cứu nghiêm túc và chuyên sâu. Sau đây là một sốhướng chủ yếu và phương pháp nghiên cứu cho các hướng chuyên biệt này.1 Tác động của các yếu tố vi khí hậu đến sinh lý, sinh trưởng và sinhsản của vật nuôi:  Để tạo các điều kiện môi trường thích hợp cho vật nuôi, người ta phải nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh lý, sinh trưởng và sinh sản của vật môi. Các yếu tố môi trường hiện diện đồng thời và không tác động  riêng lẻ mà có các ảnh hưởng hỗ tương trên quá trình sống của vật nuôi. Đây là phạm vi khá rộng lớn cần nghiên cứu ở Việt Nam, mà hiện nay chúng ta có rất ít số liệu về các vấn đề này.2 Vật liệu làm chuồng và hiệu quả kinh tế của chuồng nuôi:  Việt Nam là một nước có khá nhiều loại vật liệu d ùng làm chuồng nuôi. Mỗi loại vật liệu hay một kiểu phối hợp vật liệu xây dựng sẽ cho  một chuồng nuôi có giá trị xây dựng, độ bền và thời gian sử dụng khác nhau. Như thế sẽ ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi, năng suất lao động và giá thành sản phẩm. Việc xác định một công thức vật liệu, một mô hình chuồng nuôi  tối hão là điều vô cùng quan trọng trong phát triển chăn nuôi.3 Kích thước chuồng nuôi và năng suất vật nuôi.  Mỗi loại vật nuôi có một nhu cầu nhất định về không gian để sống và tạo nên sản phẩm. Chuồng nuôi quá rộng sẽ làm tăng chi phí khấu hao chuồng trại, chuồng nuôi quá hẹp sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt của vật nuôi và làm giảm năng suất. Việc xác định kích thước chuồng nuôi cho từng loại vật nuôi là  một vấn đề cần thiết để tối ưu hóa lợi tức của người chăn nuôi. Hiện nay các nước chăn nuôi tiên tiến đã có khá nhiều nghiên cứu  về vấn đề này. Tuy nhiên kích thước chuồng nuôi tùy thuộc khá nhiều yếu tố như loài, giống, loại vật nuôi, điều kiện môi trường, vật liệu xây dựng và ngay cả cách bố trí dãy chuồng trong trại hay các ô chuồng trong một dãy chuồng nuôi.4 hiệu quả của các công nghệ chăn nuôi: Chăn nuôi càng phát triển, tính chuyên môn hóa càng cao và hình thành các công nghệ chăn nuôi khác nhau: năm 5 trước đây khái niệm công nghệ chăn nuôi còn xa lạ đối với người chăn nuôi Việt Nam. Từ năm 1995, một số công ty kinh doanh chăn nuôi nước ngoài đã nhập một số công nghệ chăn nuôi heo và gà với qui mô nhỏ vào Việt Nam và từ đó người chăn nuôi quen dần với khái niệm này mổi công nghệ chăn nuôi có một giá trị xây dựng khác nhau và cho hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này rất cần thiết, tuy nhiên sự hiểu biết về công nghệ chăn nuôi của chúng ta còn hạn chế và phần lớn cán bộ kỹ thuật của Việt Nam chưa có khả năng thiết kế các công nghệ mang tính đồng bộ cao. Do đó, việc nghiên cứu là khó khăn nhưng vô cùng cần thiết. 5 Tác động môi trường của các chất thải từ chuồng nuôi và phương pháp xử lý chất thải:  Từ lâu, phần lớn các chuồng nuôi gia súc gia cầm của Việt Nam đều không chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Trước đây, mật độ dân cư thấp và qui mô cũng như số lượng chăn  nuôi không cao nên các chất thải từ chuồng nuôi không gây ô nhiễm nghiêm trọng và phần lớn được phân hủy tự nhiên. Ngày nay, mật độ dân cư đông, chăn nuôi phát triển cả về số  lượng và qui mô đàn nên đã gây nên nhiều ô nhiễm nghiêm trọng. Nghiên cứu để tìm phương pháp khả thi trong việc xử lý chất thải  từ chuồng nuôi đã được nhà nước và nhiều tổ chức trên thế giới hỗ trợ nhưng vẫn chưa mang lại kết quả khả thi (dễ áp dụng và giá ...

Tài liệu được xem nhiều: