Danh mục

Đại cương về hen suyễn - Phần III

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.85 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những Dạng Hen Suyễn Khó Chẩn Đoán • Hen suyễn chỉ có biểu hiện ho: ho mạn tính và thường chỉ xảy ra ban đêm. Để chẩn đoán cần ghi nhận về sự thay đổi chức năng hô hấp khi gây co thắt phế quản bằng cách tạo quá mẫn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương về hen suyễn - Phần III Đại cương về hen suyễn Phần IIINhững Dạng Hen Suyễn Khó Chẩn Đoán• Hen suyễn chỉ có biểu hiện ho: ho mạn tính và thường chỉ xảy ra ban đêm. Đểchẩn đoán cần ghi nhận về sự thay đổi chức năng hô hấp khi gây co thắt phế quảnbằng cách tạo quá mẫn.• Co thắt phế quản do vận động: ở đa số bệnh nhân, vận động là nguyên nhân quantrọng gây ra các triệu chứng hen suyễn. Và ở một số trẻ em, vận động là nguyênnhân duy nhất kích hoạt cơn hen suyễn. Thử nghiệm vận động bằng cách chạy bộtrong 8 phút có thể giúp chẩn đoán hen suyễn.• Hen suyễn ở trẻ dưới 5 tuổi: ở nhóm tuổi này, chẩn đoán hen suyễn được dựa chủyếu vào phán đoán lâm sàng, và nên được xem xét định kỳ khi trẻ lớn. Lưu ý rằng,không phải tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè đều mắc bệnh hen suyễn.• Hen suyễn ở người già: phân biệt hen suyễn với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rấtkhó khăn.• Hen suyễn liên quan nghề nghiệp: thường bệnh nhân không có các triệu chứnghen suyễn trước khi đi làm; và có mối quan hệ mật thiết giữa triệu chứng hensuyễn với nơi làm việc.Hen Suyễn Ở Phụ Nữ Mang ThaiHướng Dẫn Mới Về Kiểm Soát Hen Suyễn Ở Phụ Nữ Mang Thai(theohttp://www.medscape.com/pulmonarymedicine)Mặc dù tỷ lệ tử vong do hen suyễntrong những năm gần đây đã giảm đi,tỷ lệ mắc suyễn và biến chứng của nóngày một gia tăng. Theo Bác sĩMitchell P. Dombrowski, Bác sĩMichael Schatz và cộng sự thuộc HiệpHội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG - The American College of Obstetricians andGynecologists) thì “Hen suyễn là bệnh nội khoa thường gặp, có khả năng nguyhiểm và có thể gây ảnh hưởng trên khoảng 4 – 8% phụ nữ mang thai”. Mục đíchcủa điều trị hen suyễn trong lúc mang thai là ngăn chặn những cơn thiếu oxy chomẹ giúp cung cấp oxy đầy đủ cho thai. Điều trị tối ưu hen suyễn trong lúc mangthai bao gồm: kiểm soát chức năng hô hấp, tránh hoặc kiểm soát các chất kích hoạtcơn suyễn (chẳng hạn khói thuốc lá), giáo dục bệnh nhân, điều trị bằng thuốc chotừng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường. Việc điều trị bằng thuốccần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soáthen suyễn, với các khuyến cáo đặc biệt dựa trên mức độ trầm trọng của hen suyễn. Đối với suyễn nhẹ, gián đoạn (lâu lâu có một cơn): dùng albuterol khi cần,  không cần dùng đều đặn hàng ngày. Đối với suyễn nhẹ, dai dẵng: thích hợp nhất là hít corticosteroid liều thấp.  Các thuốc thay thế có thể là cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline. Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: thích hợp nhất là hít liều thấp  corticosteroid và salmeterol hoặc hít corticosteroid liều trung bình hoặc hít corticosteroid liều trung bình và salmeterol nếu cần. Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: phác đồ thay thế là hít corticosteroid  liều thấp hay liều trung bình (nếu cần) cùng với thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline. Đối với suyễn nặng, dai dẵng: thích hợp nhất là hít liều cao corticosteroid  và salmeterol, cộng với uống corticosteroid nếu cần. Đối với suyễn nặng, dai dẵng: phác đồ thay thế là hít corticosteroid liều cao  và theophylline, cộng với uống corticosteroid nếu cần.Trong suốt thai kỳ, corticosteroid hít thích hợp nhất là budesonide. Thuốc giãn phếquản dùng cắt cơn thích hợp nhất là hít albuterol.Việc kiểm soát hen suyễn trong lúc mang thai là rất cần thiết. Bởi vì, phụ nữ mangthai bị suyễn nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổlấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề h ơncó thể gây biến chứng cho mẹ hoặc thậm chí là tử vong.Các thuốc dự phòng hen suyễnThuốc điều trị bệnh suyễn nói chung đ ược xếp thành 2 nhóm: thuốc dùng dài hạn(thuốc dự phòng) và thuốc cắt cơn hen suyễn. Thuốc dùng dài hạn giúp dự phòngcác triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm cothắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai. Các thuốc dựphòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí(thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài. Để xem hướng dẫn sử dụng ống hít địnhliều, vui lòng nhấp chuột vào đây.Như chúng ta đã biết, thuốc dùng trong hen suyễn được chia thành hai loại: thuốccắt cơn và thuốc dự phòng. Tất cả những ai bị hen suyễn lúc nào cũng nên có sẵntrong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệuchứng hen suyễn xuất hiện. Thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn xảy ra.Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng hen suyễn làm giảm sự co thắt và sựviêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, thuốc dự phòng hen suyễn nên được sử dụng dàihạn, thậm chí suốt đời khi mà hen suyễn còn “gắn bó” với bạn.Thuốc dự phòng hen suyễn là những thuốc hít chứa corticosteroid hoặc thuốc giãnphế quản tác dụng k ...

Tài liệu được xem nhiều: