Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày đánh giá thời gian phẫu thuật nạo VA khi sử dụng bằng thìa MOURE để nạo VA qua nội soi; Đánh giá biến chứng chảy máu sau nạo VA bằng thìa MOURE qua nội soi Phương pháp : Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Gồm 40 bệnh nhân được chẩn đoán VA quá phát và phẫu thuật nạo VA qua nội soi tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang từ 01/02/2013 đến 31/08/2016.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá bước đầu nạo VA qua nội soi bằng thìa MOURE tại khoa Tai Mũi Họng – BVĐKKV tỉnh AGHội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐẦU NẠO VA QUA NỘI SOI BẰNG THÌA MOURE TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG – BVĐKKV TỈNH AG Bs.CKI.Lê Thiện Hiệp - Bs.CKI.Phạm Dân Nguyên ĐD.Nguyễn Thị Bảo Yến - ĐD.Phan Thị ThuậnTÓM TẮT: Mục tiêu : Đánh giá thời gian phẩu thuật nạo VA khi sử dụng bằng thìa MOURE để nạo VA quanội soi Đánh giá biến chứng chảy máu sau nạo VA bằng thìa MOURE qua nội soi Phương pháp : Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang .Gồm 40 bệnh nhân được chẩn đoánVA quá phát và phẫu thuật nạo VA qua nội soi tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện ĐKKVtỉnh An Giang từ 01/02/2013 đến 31/08/2016. Kết quả : Ghi nhận 40 trường hợp, gặp chủ yếu ở lứa tuổi dưới 10 tuổi (35/40 ca) chiếmtỷ lệ 85.7 % tuổi trung bình là 8 ,tuổi cao nhất 17, tuổi nhỏ nhất 6 tuổi . Tỷ lệ nam/nữ khôngcó sự khác biệt về mặt thống kê .Phẫu thuật có tỷ lệ thành công ,không biến chứng là 100 % Kết luận : Phẫu thuật nạo VA qua nội soi bằng thía Moure là phương pháp tốt, giúp phẫuthuật viên quan sát rõ khối VA cần nạo, không bị nạo sót, cầm máu dễ dàng qua nội soi,không có biến chứng chảy máu sau mổ.I.ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức amidan vùng vòm mũi họng hay còn gọi là VA , tổ chức VA có từ khi trẻmới sinh ra và phát triển lớn nhất khi trẻ 6 tuổi và biến mất hoàn toàn ở tuổi 20 . Viêm VA làmột trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em , bệnh hay tái phát và gây tiêu tốn nhiềutiền của của gia đính và mất thời gian lao động của bố mẹ . khi viêm VA tái diễn nhiều lầnhay viêm VA gây các biến chứng lân cận cũng như các biến chứng xa thì việc điều trị nạo tổchức VA được đặt ra . Phẩu thuật nạo VA là phẩu thuật cơ bản và là một trong những phẩuthuật đầu tay của các bác sĩ tai mũi họng nhưng cũng là phẩu thuật gây tỉ lệ biến chứngnhiều nhất. Phẫu thuật nạo VA có thể gây những biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng,bỏng, tái phát ... do có nhiều biến chứng như vậy nên các phương pháp nạo VA ngày càngđược cải tiến để giảm thiểu tối đa những biến chứng có thể xảy ra. Trước đây phẫu thuật nạo VA truyền thống chủ yếu qua ánh sáng của đèn Clar vàquan sát gián tiếp qua gương phản chiếu. Phương pháp này có nhiều hạn chế như phẫu thuậtviên không thể kiểm soát được sau phẫu thuật có sạch amidan vòm hay không và chưa cóđánh giá hiệu quả của phẫu thuật. Và sự ra đời của phẫu thuật nội soi ống cứng qua đườngmũi đã khắc phục được tất cả hạn chế nêu trên. Khoa TMH bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang đã thực hiện nạo VA qua nội soi từ năm2013. Cùng với những kết quả khả quan đã đạt được về hiệu quả điều trị, nay chúng tôi thựchiện đề tài: “Đánh giá bước đầu nạo VA qua nội soi bằng thìa Moure tại khoa TMH –bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang ” nhằm hai mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiệu quả phương pháp phẫu thuật nạo VA bằng thìa Mourequa nội soi Mục tiêu chuyên biệt: Khảo Đánh giá biến chứng chảy máu sau nạo VA bằng thìaMOURE qua nội soiII. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U:Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 88Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 20162.1.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: gồm tất cả bệnh nhân viêm VA được khám lâm sàng, nội soiđánh giá VA, phẫu thuật nạo VA và tái khám sau phẫu thuật 1 tháng, tại khoa TMH bệnhViện Đa Khoa Khu Vực tỉnh An Giang - Thời gian nghiên cứu: từ 01/02/2013 đến 31/08/2016Tiêu chuẩ n cho ̣n mẫu : + Được khám nội soi tai mũi họng chẩn đoán viêm VA + Được phẩu thuật nạo VA bằng thìa MOURE + Được theo dõi sau phẩu thuật Tiêu chuẩn loại trừ : + không có hình ảnh nội soi VA + không có đầy đủ các tiêu chuẩn trên + Không được theo dõi sau phẩu thuật2.2.Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang.2.2.1.Phương pháp : - Thu thập và xử lý số liệu theo mẫu thống nhất. - Xử lý thống kê : dùng phần mêm SPSS 18 để xử lý thống kê.2.2.2.Phương pháp tiến hành : Thu thập thông tin từ những phiếu thu thập số liệu ghi nhận từ bệnh án mượn lại từ kholưu trữ hồ sơ bệnh viện. Các biến số được ghi nhận theo mẫu định sẵn bao gồm : - Các biến độc lập : giới tính, tuổi,phân độ VA quá phát - Biến kết cục : biến chứng chảy máu sau phẫu thuậtIII.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : - Ghi nhận 40 trường hợp, gặp chủ yếu ở lứa tuổi dưới 10 tuổi (35/40 ca) chiếm tỷ lệ 85.7% tuổi trung bình là 8 ,tuổi cao nhất 17, tuổi nhỏ nhất 6 tuổi . Tỷ lệ nam/nữ không có sựkhác biệt về mặt thống kê3.1.Đặc điểm lâm sàng : Bảng 3.1: Đặc điểm n Tỷ lệ %Độ quá phát VA Độ I 5 12.5 Độ II 16 40 Đội III 19 47.5Triệu chứng thực thể Hốc mũi đọng dịch 32 80 Niêm mạc họng viêm đỏ 26 ...