Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 814.68 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài thực hiện việc thu thập và định loại thành phần loài động vật đáy ở hồ Ayun Hạ nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học định hướng cho việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi và quản lý tổng hợp tài nguyên sinh học ở hồ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia LaiTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT ĐÁY (ZOOBENTHOS) Ở HỒ AYUN HẠ, TỈNH GIA LAI Hoàng Đình Trung1*, Biện Văn Quyền2 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Trường Đại học Hà Tĩnh * Email: hdtrung@husc.edu.vn Ngày nhận bài: 02/11/2022; ngày hoàn thành phản biện: 07/11/2022; ngày duyệt đăng: 27/12/2022 TÓM TẮT Nghiên cứu về thành phần loài động vật đáy ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai được thực hiện trên 09 điểm thu mẫu. Kết quả phân tích mẫu vật từ tháng 3/2021 – 10/2022 đã xác định được 37 loài trai, ốc, tôm, cua, giun nhiều tơ, giun ít tơ thuộc 24 giống, 13 họ, 6 bộ, 6 lớp và 03 ngành. Trong đó; lớp Giáp xác lớn (Malacostraca) với 14 loài, 9 giống, 4 họ, 1 bộ; lớp Chân bụng (Gastropoda) có 11 loài thuộc 4 họ, 7 giống, 1 bộ; lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 8 loài thuộc 5 giống, 2 họ, 2 bộ; lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta) có 3 loài thuộc 2 giống, 2 họ, 1 bộ; lớp Giun ít tơ (Olygochaeta) có 1 loài thuộc 1 giống, 1 họ, 1 bộ. Từ khóa: Động vật đáy, hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công trình thủy lợi Ayun Hạ nằm trong tọa độ 12056’59” -12057’30” vĩ độ Bắc;107027’20” - 107028’00 kinh độ Đông. Hồ Ayun Hạ cách Trung tâm thành phố Pleiku 70km về hướng Đông Nam, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã ChưA Thai huyện Phú Thiện và vùng ngập chính của hồ thuộc xã H’Bông, xã Ayun củahuyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai [1]. Hồ Ayun Hạ với bề mặt thoáng rộng 37km2, dung tíchkhoảng 253 triệu m3 nước, có chức năng kinh tế và môi trường quan trọng đối với địaphương trong vùng và các vùng lân cận. Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷsản, thủy điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, du lịch sinh thái hồ AyunHạ còn chứa trong mình hệ động thực vật thuỷ sinh khá đa dạng và phong phú. Cácnhóm động đáy như thân mềm Hai mảnh vỏ, Chân bụng; Giáp xác (tôm, cua)… khôngchỉ mang lại giá trị kinh tế cho cư dân sinh sống ven hồ mà còn góp phần làm sạchnguồn nước, là nhóm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước mặt. Cho đến nay chưacó công trình nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm phân bố động vật đáy ở hồ 185Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia LaiAyun Hạ, tỉnh Gia Lai. Vì vậy, chúng tôi thực hiện việc thu thập và định loại thànhphần loài động vật đáy ở hồ Ayun Hạ nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học địnhhướng cho việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi và quản lý tổng hợp tài nguyên sinh học ởhồ.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng, địa điểm Tiến hành nghiên cứu về thành phần loài động vật đáy (tập trung ở 03 ngành:Giun đốt, Thân mềm và Chân khớp) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai theo 09 điểm thu mẫutrong 8 đợt thu mẫu (tháng 3/2021, 5/2021, 11/2021, 12/2021, 3/2022, 7/2022, 8/2022,10/2022). Các điểm lấy mẫu được lựa chọn sao cho có thể thu được các đại diện chovùng lấy mẫu và tuân thủ đúng theo quy trình, quy phạm điều tra cơ bản củaUBKHKT, nay là Bộ KH&CN ban hành 1981. Ngoài 03 điểm thu trên lòng hồ (M1, M2,M6), có 06 điểm thu tại thác, suối đổ vào lòng hồ gồm suối Ia Ke (M3), suối Ia Blang(M4), suối Ia Pêt (M5), suối Ayun (M7), suối Trôi (M8) và thác Phú Cường (M9). Vị tríđịa lí, tọa độ các điểm thu mẫu và kí hiệu các mẫu được trình bày ở Bảng 1 và Hình 1. Bảng 1. Vị trí các điểm thu mẫu động vật đáy ở hồ Ayun HạKý hiệu Tọa độ điểm thu mẫu Độ cao so với mực nước biển (m) Kinh độ Vĩ độM1 13°3539.1N 108°1516.4E 209,5M2 13°3732.9N 108°1647.3E 205,4M3 13°3759.9N 108°1241.0E 207,9M4 13°4021.3N 108°1446.6E 206,0M5 13°3916.7N 108°1121.0E 211,0M6 13°4010.0N 108°1345.5E 201,2M7 13°3948.1N 108°1039.0E 207,0M8 13°4059.7N 108°1249.9E 214,2M9 13°3941.5N 108°0810.8E 208,0 186TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) Hình 1. Vị trí các điểm thu mẫu động vật đáy ở hồ Ayun Hạ2.2. Phương pháp thu mẫu và định loại Mẫu động vật đáy được thu bằng vợt ao (pond net), vợt tay (Hand net) và gầuđáy Petersen có diện tích là 0,025 m2 và sàng lọc qua lưới 2 tầng; có mắt lưới 0,5mm và0,25mm. Tiến hành khảo sát và thu thập mẫu vật từ tháng 3/2021 đến tháng 10/2022.Các mẫu được cố định trong formol 4% ngay sau khi thu mẫu. Mẫu sau khi thu đượcphân tách thành các nhóm sinh vật, đánh mã số và chuyển sang bảo quản trong cồn700. Sau đó, tiến hành định loại hình thái theo các khóa định loại lưỡng phân củaKöhler, F. et al., (2009) [2]; Michael Quigley (1993) [3]; Nguyễn Xuân Quýnh, ClivePinder, Steve Tilling (2001) [4]; Sangradub N. & Boonsoong B., (2004) [5]; Đặng NgọcThanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980) [6]; Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải(2001, 2007, 2012) [7, 8, 9]; Nguyen Van Xuan (2006) [10]. 187Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia LaiTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT ĐÁY (ZOOBENTHOS) Ở HỒ AYUN HẠ, TỈNH GIA LAI Hoàng Đình Trung1*, Biện Văn Quyền2 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Trường Đại học Hà Tĩnh * Email: hdtrung@husc.edu.vn Ngày nhận bài: 02/11/2022; ngày hoàn thành phản biện: 07/11/2022; ngày duyệt đăng: 27/12/2022 TÓM TẮT Nghiên cứu về thành phần loài động vật đáy ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai được thực hiện trên 09 điểm thu mẫu. Kết quả phân tích mẫu vật từ tháng 3/2021 – 10/2022 đã xác định được 37 loài trai, ốc, tôm, cua, giun nhiều tơ, giun ít tơ thuộc 24 giống, 13 họ, 6 bộ, 6 lớp và 03 ngành. Trong đó; lớp Giáp xác lớn (Malacostraca) với 14 loài, 9 giống, 4 họ, 1 bộ; lớp Chân bụng (Gastropoda) có 11 loài thuộc 4 họ, 7 giống, 1 bộ; lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 8 loài thuộc 5 giống, 2 họ, 2 bộ; lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta) có 3 loài thuộc 2 giống, 2 họ, 1 bộ; lớp Giun ít tơ (Olygochaeta) có 1 loài thuộc 1 giống, 1 họ, 1 bộ. Từ khóa: Động vật đáy, hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công trình thủy lợi Ayun Hạ nằm trong tọa độ 12056’59” -12057’30” vĩ độ Bắc;107027’20” - 107028’00 kinh độ Đông. Hồ Ayun Hạ cách Trung tâm thành phố Pleiku 70km về hướng Đông Nam, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã ChưA Thai huyện Phú Thiện và vùng ngập chính của hồ thuộc xã H’Bông, xã Ayun củahuyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai [1]. Hồ Ayun Hạ với bề mặt thoáng rộng 37km2, dung tíchkhoảng 253 triệu m3 nước, có chức năng kinh tế và môi trường quan trọng đối với địaphương trong vùng và các vùng lân cận. Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷsản, thủy điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, du lịch sinh thái hồ AyunHạ còn chứa trong mình hệ động thực vật thuỷ sinh khá đa dạng và phong phú. Cácnhóm động đáy như thân mềm Hai mảnh vỏ, Chân bụng; Giáp xác (tôm, cua)… khôngchỉ mang lại giá trị kinh tế cho cư dân sinh sống ven hồ mà còn góp phần làm sạchnguồn nước, là nhóm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước mặt. Cho đến nay chưacó công trình nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm phân bố động vật đáy ở hồ 185Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia LaiAyun Hạ, tỉnh Gia Lai. Vì vậy, chúng tôi thực hiện việc thu thập và định loại thànhphần loài động vật đáy ở hồ Ayun Hạ nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học địnhhướng cho việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi và quản lý tổng hợp tài nguyên sinh học ởhồ.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng, địa điểm Tiến hành nghiên cứu về thành phần loài động vật đáy (tập trung ở 03 ngành:Giun đốt, Thân mềm và Chân khớp) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai theo 09 điểm thu mẫutrong 8 đợt thu mẫu (tháng 3/2021, 5/2021, 11/2021, 12/2021, 3/2022, 7/2022, 8/2022,10/2022). Các điểm lấy mẫu được lựa chọn sao cho có thể thu được các đại diện chovùng lấy mẫu và tuân thủ đúng theo quy trình, quy phạm điều tra cơ bản củaUBKHKT, nay là Bộ KH&CN ban hành 1981. Ngoài 03 điểm thu trên lòng hồ (M1, M2,M6), có 06 điểm thu tại thác, suối đổ vào lòng hồ gồm suối Ia Ke (M3), suối Ia Blang(M4), suối Ia Pêt (M5), suối Ayun (M7), suối Trôi (M8) và thác Phú Cường (M9). Vị tríđịa lí, tọa độ các điểm thu mẫu và kí hiệu các mẫu được trình bày ở Bảng 1 và Hình 1. Bảng 1. Vị trí các điểm thu mẫu động vật đáy ở hồ Ayun HạKý hiệu Tọa độ điểm thu mẫu Độ cao so với mực nước biển (m) Kinh độ Vĩ độM1 13°3539.1N 108°1516.4E 209,5M2 13°3732.9N 108°1647.3E 205,4M3 13°3759.9N 108°1241.0E 207,9M4 13°4021.3N 108°1446.6E 206,0M5 13°3916.7N 108°1121.0E 211,0M6 13°4010.0N 108°1345.5E 201,2M7 13°3948.1N 108°1039.0E 207,0M8 13°4059.7N 108°1249.9E 214,2M9 13°3941.5N 108°0810.8E 208,0 186TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) Hình 1. Vị trí các điểm thu mẫu động vật đáy ở hồ Ayun Hạ2.2. Phương pháp thu mẫu và định loại Mẫu động vật đáy được thu bằng vợt ao (pond net), vợt tay (Hand net) và gầuđáy Petersen có diện tích là 0,025 m2 và sàng lọc qua lưới 2 tầng; có mắt lưới 0,5mm và0,25mm. Tiến hành khảo sát và thu thập mẫu vật từ tháng 3/2021 đến tháng 10/2022.Các mẫu được cố định trong formol 4% ngay sau khi thu mẫu. Mẫu sau khi thu đượcphân tách thành các nhóm sinh vật, đánh mã số và chuyển sang bảo quản trong cồn700. Sau đó, tiến hành định loại hình thái theo các khóa định loại lưỡng phân củaKöhler, F. et al., (2009) [2]; Michael Quigley (1993) [3]; Nguyễn Xuân Quýnh, ClivePinder, Steve Tilling (2001) [4]; Sangradub N. & Boonsoong B., (2004) [5]; Đặng NgọcThanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980) [6]; Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải(2001, 2007, 2012) [7, 8, 9]; Nguyen Van Xuan (2006) [10]. 187Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Động vật đáy Thành phần loài động vật đáy Loài động vật đáy ở hồ Ayun Hạ Tài nguyên sinh học ở hồ Ayun Hạ Hệ động thực vật thủy sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Dẫn liệu bước đầu về động vật đáy cỡ lớn ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang
7 trang 29 0 0 -
14 trang 21 0 0
-
Đa dạng thành phần loài động vật đáy vào mùa mưa ở khu vực nuôi tôm, tỉnh Cà Mau
9 trang 20 0 0 -
6 trang 19 0 0
-
Đặc trưng khai thác động vật đáy có giá trị kinh tế chủ yếu đầm Thủy Triều, Khánh Hòa
10 trang 18 0 0 -
10 trang 18 0 0
-
Đa dạng động vật đáy cỡ lớn ở một số thủy vực tại 5 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình
8 trang 17 0 0 -
Thành phần loài và vai trò của động vật đáy trong nuôi trồng thủy sản vùng biển Kiên Giang
11 trang 16 0 0 -
Thành phần loài động vật đáy cỡ lớn ở khu vực nhận chìm vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
11 trang 15 0 0 -
Hiện trạng thành phần loài và nguồn lợi động vật đáy vịnh Lan Hạ - Cát Bà
9 trang 15 0 0