Danh mục

Dẫn nhập các yếu tố văn hóa vào việc dạy và học cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 475.33 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Dẫn nhập các yếu tố văn hóa vào việc dạy và học cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF)" tập trung đề cập đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nói chung, tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hóa vào việc giảng dạy cũng như một số gợi ý dẫn nhập các yếu tố văn hóa vào giảng dạy ngữ pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Nhật cho sinh viên trường đại học Kinh tế - Tài chính (UEF). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn nhập các yếu tố văn hóa vào việc dạy và học cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) DẪN NHẬP CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA VÀO VIỆC DẠY VÀ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH (UEF) ThS. Lý Như Quỳnh Trường Đại Học Kinh Tế -Tài Chính Tp.HCM Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Quốc tếTóm tắt: Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao lần đầu tiên vào năm 1973đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển toàn diện vàsâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, nhu cầu giao lưu văn hóa và học tậptiếng Nhật cũng tăng dần theo mối quan hệ tốt đẹp của hai nước cùng với sự rộngmở của thị trường lao động biết tiếng Nhật. Do đó, việc giảng dạy tiếng Nhậtkhông chỉ dừng lại ở kiến thức ngôn ngữ, từ vựng hay ngữ pháp... mà còn phải chútrọng ở năng lực giao tiếp, đặc biệt là giữa các nền văn hóa khác nhau. Nói cáchkhác, việc lồng ghép, dẫn nhập các yếu tố văn hóa vào giảng dạy ngôn ngữ là vôcùng quan trọng. Bài viết tập trung đề cập đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và vănhóa nói chung, tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hóa vào việc giảng dạycũng như một số gợi ý dẫn nhập các yếu tố văn hóa vào giảng dạy ngữ pháp nhằmnâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Nhật cho sinh viên trường đại học Kinh tế -Tài chính (UEF).Từ khóa: giảng dạy, ngôn ngữ Nhật, sinh viên, văn hóa 1. Đặt vấn đề. Mục đích của việc học ngoại ngữ là học cách giao tiếp bằng ngôn ngữ đích, đểtìm hiểu phong tục và truyền thống của cộng đồng ngôn ngữ đó, thúc đẩy và đápứng nhu cầu học tập, làm việc và giao lưu của con người đối với thế giới bên ngoàitrong bối cảnh xã hội hóa, toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình học ngoại ngữ, người học không chỉ gặp trở ngạitrong việc khác biệt về ngữ âm, hệ thống chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, v.v... giữatiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích mà còn do những đặc trưng văn hóa ẩn chứa trongngôn ngữ. Thực tế cho thấy, khó khăn của người học ngoại ngữ phần lớn đến từ 15nguyên nhân người học thường có thói quen biểu đạt suy nghĩ và giao tiếp bằngviệc chuyển tải một cách vô thức ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của văn hóa nguồnsang ngôn ngữ đích. Sự khác biệt về văn hóa giữa hai ngôn ngữ có thể gây ra nhiềuhiểu lầm và mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp, vì thế, việc học ngôn ngữ đòi hỏingười học phải có kiến thức và cảm nhận về ngôn ngữ đích. Sự hiểu biết về cácyếu tố văn hóa có trong ngôn ngữ sẽ giúp cho người học không chỉ lý giải được ýnghĩa của từ vựng, ngữ pháp, v.v... mà còn nắm bắt được cách sử dụng sao chophù hợp với từng tình huống, ngữ cảnh, khiến cho quá trình giao tiếp được thuậnlợi, cũng như nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ đích. Bên cạnh ý thức tự học, tự tìm hiểu của người học, những nhà giáo dục ngônngữ, mà cụ thể ở đây là giảng viên cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trongviệc phát triển năng lực giao tiếp của người học thông qua việc kết hợp và lồngghép các yếu tố văn hóa vào quá trình giảng dạy. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm văn hóa và khái niệm ngôn ngữ 2.1.1. Khái niệm văn hóa Theo E.B.Taylor, trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy”, xuất bản lần đầu năm1871: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,đạo đức, luật pháp, năng lực, tập quán và những khả năng khác được con ngườichiếm lĩnh với tư cách là thành viên của xã hội.” [3] GS Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt độngthực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.”[4, tr10] Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh lại quan niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đíchcủa cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạođức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinhhoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sángtạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh 16hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhữngnhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” [1, tr431] UNESCO đã định nghĩa về văn hóa vào năm 2001 như sau: “Văn hoá đượccoi là hệ thống các đặc điểm về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc của xã hộihay một nhóm người trong xã hội và văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn học, phongcách sống, cách thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng.”[7] Có rất nhiều khái niệm về văn hóa được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khácnhau nhưng tóm lại, văn hóa có thể được hiểu theo 2 cách: - Về nghĩa rộng: văn hóa là toàn bộ những giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần,do ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: