Danh mục

Đánh giá hiện trạng logistics thúc đẩy tiềm năng liên kết vùng và gắn với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng việc sử dụng các phương pháp thống kê và so sánh dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu này nhằm phân tích và làm rõ các vấn đề liên quan đến vai trò của hệ thống logistics đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng như khả năng liên kết vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng logistics thúc đẩy tiềm năng liên kết vùng và gắn với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LOGISTICS THÚC ĐẨY TIỀM NĂNG LIÊN KẾT VÙNG VÀ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Thế Huân1 1. Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Bình Dương đang bước vào giai đoạn then chốt để triển khai kế hoạch phát triển bềnvững, hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và trởthành một thành phố thông minh vào năm 2045. Đặc biệt, hệ thống logistics, được coi là trụcột của nền kinh tế, đóng vai trò thiết yếu trong sự thành công này. Bằng việc sử dụng cácphương pháp thống kê và so sánh dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu này nhằm phân tích và làm rõcác vấn đề liên quan đến vai trò của hệ thống logistics đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũngnhư khả năng liên kết vùng. Từ khóa: Logistics, liên kết vùng, tăng trưởng kinh tế, tỉnh Bình Dương1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi Bình Dương thành lập từ tỉnh Sông Bé năm 1997, nhờ áp dụng những chiếnlược phát triển phù hợp với các thế mạnh địa phương, tỉnh đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnhmẽ trong 25 năm qua và phát triển thành một trung tâm công nghiệp hiện đại. Với vị thế là tỉnhcông nghiệp hàng đầu Việt Nam, Bình Dương đặc biệt chú trọng vào việc mở rộng và thúc đẩyhoạt động xuất nhập khẩu với khoảng hơn 180 đối tác toàn cầu. Ngay cả trong bối cảnh đại dịchCOVID-19, tỉnh vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu trongnhững năm gần đây. Hiện Bình Dương đã đạt tỷ lệ đô thị hóa 85% gồm năm thành phố và bốn huyện. Tỉnhcũng sở hữu cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, trong khi đó, cả nước đang có tỷ lệđô thị hóa khoảng 42-43%, dự kiến đến năm 2025 là 45% và 2030 là 50%. Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm vận tải hàng hóa, thuê kho bãi, xếp dỡ hàng hóa, đóng gói vàphân phối sản phẩm, khai thác cảng sông và cảng cạn (ICD), cùng dịch vụ khai báo hải quan,đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp. Bình Dươngđang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và thành phốthông minh vào năm 2045. Để thực hiện điều này, tỉnh đã thiết lập nhiều mục tiêu quan trọngcho hệ thống logistics của mình. Các chiến lược phát triển logistics sẽ là nền tảng thiết yếu đểtỉnh chuẩn bị sẵn sàng cho những bước tiến mới, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội nhanhchóng và bền vững, đồng thời góp phần vào sự thịnh vượng của khu vực kinh tế trọng điểmphía Nam và toàn quốc. 4232. HỆ THỐNG LOGISTICS ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG Trong thời đại của hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, tầm quan trọng củalogistics đối với nền kinh tế quốc gia và địa phương ngày càng được khẳng định. Với nền kinhtế hội nhập, logistics không chỉ thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế mà còn giảm chi phí vậnchuyển, giá thành sản phẩm và thời gian giao hàng. Ngoài ra, sự phát triển của logistics còn thuhút đầu tư vào những quốc gia có cơ sở hạ tầng và hoạt động logistics phát triển. Do đó, việc xây dựng và phát triển hệ thống logistics tại Bình Dương đã trở thành một ưutiên hàng đầu cho các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến trung ương. Điển hình là UBND tỉnhđã phê duyệt “Kế hoạch triển khai dịch vụ logistics tại Bình Dương đến năm 2025” theo Quyếtđịnh số 1152/QĐ-UBND ngày 8/5/2017 và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp để giảm chiphí logistics thông qua Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/02/2021, đặt Viện Nghiên cứuvà Phát triển Logistics Việt Nam phụ trách việc nghiên cứu và phát triển chiến lược và chínhsách cho hệ thống logistics địa phương đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Nghiên cứu này được triển khai theo mô hình Ba Nhà (Triple Helix), một mô hình hợptác giữa nhà nước, nhà trường, và doanh nghiệp, nhằm tăng cường sự tham gia của các bên liênquan trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đối tác trong dự án bao gồm Sở Khoahọc và Công nghệ, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, Viện Nghiên cứu và Phát triển LogisticsViệt Nam, trường Đại học Quốc tế (thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM) và nhiều đơn vị khác.Nhờ vào sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ trong hệ thống logistics, bao gồm cơ sở hạ tầng giaothông vận tải, kho hàng, và các trung tâm dịch vụ logistics, tỉnh Bình Dương đã thấy sự cảithiện đáng kể về số lượng và chất lượng các dịch vụ logistics, bao gồm dịch vụ 3PL và 4PLcũng như các dịch vụ hải quan. GRDP của tỉnh Bình Dương cho thấy mức tăng trưởng liên tục,với dự báo tăng 5,97% trong năm 2023; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng. Khuvực dịch vụ cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nông nghiệp phát triển ổn định. Vốn đầu tư trong nước đã đạt 85.498 tỷ đồng, cùng với việc thu hút gần 1,5 tỷ USD từvốn đầu tư nước ngoài, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký tại Bình Dương lên gần 65.600 vớitổng vốn đăng ký là 712.000 tỷ đồng và 4.211 dự án FDI với tổng vốn đăng ký lên đến hơn 40,3tỷ USD. Những thành tựu này tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của tỉnhvà chứng minh tiềm năng thu hút đầu tư. Thu ngân sách năm 2024 dự kiến đạt 73.257 tỷ đồng,đạt 98% so với dự toán do HĐND tỉnh đề ra và tăng 10% so với năm 2022. Chi tiêu ngân sáchđã thực hiện là 33.235 tỷ đồng, đạt 100% dự toán đầu năm. Hình 1. Tăng trưởng kinh tế Bình Dương so với cả nước Nguồn: Tác giả tổng hợp 4243. DỊCH VỤ LOGISTICS VỚI TIỀM NĂNG LIÊN KẾT VÙNG Hiện tại, ngành logistics tại Bình Dương đang phát triển mạnh mẽ. Trong lĩnh vực thươngmại quốc tế, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã lựa chọn Bình Dương làm điểm thựchiện thủ tục hải quan và trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Để tận dụng tối đa những lợithế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: