Danh mục

Đánh giá hiện trạng và dự báo các nguồn thải chất thải rắn không nguy hại từ sản xuất của tỉnh Sơn La đến năm 2025

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 487.04 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá hiện trạng và dự báo các nguồn thải chất thải rắn không nguy hại từ sản xuất của tỉnh Sơn La đến năm 2025" nhằm góp phần giúp các nhà hoạch định đưa ra phương hướng quản lý bền vững thì việc điều tra thống kê toàn bộ nguồn thải CTR trên địa bàn của tỉnh Sơn La là một nhiệm vụ góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về môi trường tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng và dự báo các nguồn thải chất thải rắn không nguy hại từ sản xuất của tỉnh Sơn La đến năm 2025 HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Đánh giá hiện trạng và dự báo các nguồn thải chất thải rắn không nguy hại từ sản xuất của tỉnh Sơn La đến năm 2025 Nguyễn Mai Hoa1,* 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chấtTÓM TẮTHoạt động sản xuất là nguồn phát sinh một lượng lớn chất thải rắn gây ô nhiễm đối với môi trường tỉnhSơn La. Kết quả điều tra, tổng hợp, thống kê tại 1854 cơ sở sản xuất cho thấy lượng chất thải rắn sản xuấtthông thường phát sinh trong toàn tỉnh năm 2020 là 36837,78 tấn/năm, chiếm 29,38% tổng lượng chấtthải rắn thông thường phát sinh. Trong đó, 79,83% là phát sinh từ các cơ sở sản xuất ngoài khu côngnghiệp. Lượng chất thải rắn sản xuất phân bố không đều giữa các địa phương trong tỉnh, 36,66% phátsinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố Sơn La, 17,85% phát sinh ở huyệnMộc Châu, 12,66% từ huyện Mai Sơn. 8 huyện còn lại chỉ chiếm 32,83% lượng chất thải rắn sản xuấtthông thường phát sinh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La mới chỉ có một khu xử lý rác thải là Khu xử lýchất thải rắn TP. Sơn La với công suất 80 tấn rác/ngày. Tại 11 huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Sơn La đềuđang áp dụng phương pháp chôn lấp thủ công. Dự báo đến năm 2025, lượng chất thải rắn sản xuất thôngthường phát sinh mỗi ngày từ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ tăng gấp 2,15 lần so vớinăm 2020.Từ khóa: chất thải rắn; sản xuất; không nguy hại; tỉnh Sơn La.1. Đặt vấn đề Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ với diện tích 14.123,5 km², chiếm 4,27% tổngdiện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố [UBND tỉnh Sơn La, 2018]. Những năm gầnđây, chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các nhà máy, các khu công nghiệp/cụm công nghiệp tập trung, cáclàng nghề,... đã tạo sức ép đáng kể lên môi trường của tỉnh. Nhiều khu vực, đơn vị sản xuất công nghiệpgây ô nhiễm nghiêm trọng. Các nguồn thải này hiện nay đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và quymô. Trong khi đó, tỷ lệ các khu xử lý chất thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường còn thấp, chưa đápứng theo mục tiêu đặt ra. Đứng trước yêu cầu thực tiễn trên, đánh giá hiện trạng các nguồn thải là vấn đềcần thiết và phải được ưu tiên của tỉnh. Để các nhà hoạch định đưa ra phương hướng quản lý bền vững thìviệc điều tra thống kê toàn bộ nguồn thải CTR trên địa bàn của tỉnh Sơn La là một nhiệm vụ góp phầnquan trọng trong công tác quản lý nhà nước về môi trường tỉnh.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài báo bao gồm:2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu, tài liệu Tác giả đã tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu, tài liệu từ: các cơ quan chuyênmôn cấp tỉnh, niên giám thống kê tỉnh Sơn La, kết quả thực hiện các đề tài, dự án liên quan khác. Từ các số liệu thu thập được tính ra hệ số phát thải chất thải rắn sản xuất công nghiệp không nguy hại(q0). Hệ số phát thải q0 được tính dựa trên số liệu phát thải chất thải rắn sản xuất công nghiệp không nguyhại khảo sát thực tế và sản lượng sản phẩm từ các cơ sở được điều tra thuộc loại hình công nghiệp tươngứng năm 2020. q0 được tính toán theo công thức sau: (1) Trong đó: Q: Khối lượng chất thải rắn sản xuất công nghiệp không nguy hại phát sinh thực tế năm 2020(kg/đơn vị sản phẩm); G: sản lượng sản phẩm từ các cơ sở được điều tra thuộc loại hình công nghiệp tương ứng năm 2020(đơn vị sản phẩm).2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Bài báo là kết quả dựa trên thông tin, số liệu thu được từ 04 mẫu phiếu điều tra:* Tác giả liên hệEmail: nguyenmaihoa@humg.edu.vn 405 - Mẫu số 01: Phiếu điều tra đối với các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp (KCN), Cụm côngnghiệp (CCN); - Mẫu số 02: Phiếu điều tra đối với các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN/CCN; - Mẫu số 03: Phiếu điều tra đối với Ban quản lý các KCN/CCN; - Mẫu số 04: Phiếu điều tra đối với các dự án khai thác mỏ; Đối tượng được điều tra khảo sát, thống kê gồm 1.854 cơ sở (các cơ sở được lựa chọn từ danh sách2.447 công ty, doanh nghiệp tại Sơn La) là nguồn thải tại 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La,trong đó căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn số 4444/BTNMT-TCMT ngày 17/8/2010 của Bộ Tàinguyên và Môi trường chia thành 2 nhóm: - 42 cơ sở thuộc danh mục nhóm 1 (nằm trong KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các cơ sở nằmngoài KCN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao: luyện kim, sản xuất phân bón hóa học, sản xuấtclinke); - 1.812 cơ sở thuộc danh mục nhóm 2 (các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp; cơ sở có phátsinh khí thải trong hoạt động; các doanh nghiệp thực hiện thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn thôngthường và nước thải).2.3. Phương pháp dự báo Sử dụng phương pháp dự báo theo “hệ số ô nhiễm” trên cơ sở dữ liệu của quy hoạch tổng thể và các đềán, dự án thực hiện, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các số liệu điều tra, thống kê của tỉnh.Khối lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại của một loại hình sản xuất được ước tính như sau: M i = Gi x q 0 (2) Trong đó: Mi: Khối lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại phát sinh của loại hình i trong năm đượcxét (tấn) Gi: Sản lượng công nghiệp của loại hình i trong năm được xét (đơn vị sản phẩm) q0: Hệ số phát thải CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại của loại hình sản xuất i (kg/đơn vị sảnphẩm). Hệ số q0 được sử dụng là kết quả tính toán được theo công thức (1) đã nêu trong mục 2.1.3 ...

Tài liệu được xem nhiều: